Showing posts with label ca-canh. Show all posts
Showing posts with label ca-canh. Show all posts

Friday, June 26, 2015

Cá Hải Tượng

Cá Hải Tượng là loài cá nước ngọt lớn nhất hành tinh, khu vực sinh sống chủ yếu của chúng ở sông ngòi khu vực biên giới Peru.

Một vài loài trong số chúng có thể đạt đến chiều dài 6m và cân nặng hơn 2 tấn. Với chiều dài 1,5 m chúng bắt đầu xuất hiện các màu sắc lấp lánh trên vẩy.

Đây là loài cá quý hiếm cần được bảo vệ và đã được đưa vào sách đỏ thế giới



I. Thông tin chung - General information

Tên khoa học: Arapaima gigas (Schinz, 1822)

Chi tiết phân loại:

Bộ: Osteoglossiformes (bộ cá thát lát)

Họ: Arapaimidae (họ cá hải tượng)

Tên đồng danh: Sudis gigas Schinz, 1822; Sudis pirarucu Spix & Agassiz, 1829; Vastres arapaima Valenciennes, 1847 ...

Tên tiếng Việt khác: Cá Hải tượng long; Cá Voi

Nguồn gốc: Cá nhập nội không chính thức từ thập niên 90 để trưng bày ở các khu vui chơi tại TP.HCM, hiện cũng được bán lẻ rải rác ở TP.HCM và Hà Nội.

Tên tiếng Anh: Arapaima; Pirarucu

Tên tiếng Việt: Cá Hải tượng

Nguồn cá: Ngoại nhập

II. Đặc điểm sinh học - Biology

Phân bố: Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon, là loài giới hạn mua bán quốc tế (CITES II)
Chiều dài cá (cm): 250 – 450
Nhiệt độ nước (C): 25 – 29
Độ cứng nước (dH): 8 – 10
Độ pH: 6,0 – 6,5 
Tính ăn: Ăn động vật 
Hình thức sinh sản: Đẻ trứng 
Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Mặt – giữa

Sinh sản: Cá cái đẻ khi đạt 5 tuổi và chiều dài 1,7 m. Cá đẻ trứng trên tổ cát, thụ tinh ngoài, cá bố và mẹ chăm sóc con. Hiện chưa được sản xuất giống ở Việt Nam

Đàn cá Hải tượng mới sinh sản tại ao nuôi của Việt Nam

III. Kỹ thuật nuôi - Culture technology

Thể tích bể nuôi (L): 600 (L) 
Nuôi trong hồ rong: Không
Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 300 – 500 cm

Đàn cá Hải tượng với cân nặng 120kg/con tại Tây Ninh

Thiết kế bể: Cá cần bể rộng hay ao cảnh vì tăng trưởng nhanh và đạt kích thước rất lớn. Bể cần có nắp đậy vì cá hay nhảy. Cá cũng cần khoảng không trên mặt nước để lên thở khí trời bắt buộc sau mỗi 20 phút. Khi thở cá phát ra âm thanh khá ồn ào.

Chăm sóc: Cá chịu được môi trường nước có hàm lượng ôxy thấp.

Thức ăn: Cá ăn động vật, chủ yếu cho ăn cá con, thịt xé nhỏ, giáp xác và cả thức ăn viên.

Thursday, May 28, 2015

Phân loại Cá Rồng


Huyết Long Loại 1 (Grade 1 Red/ Super Red)



Nắp vảy, viền và mép vảy đều có một màu đỏ đồng nhất và tùy thuộc vào màu lõi của vảy (ví dụ: nền Đỏ, nền Vàng, nền Xanh hay nền Xanh Ngọc), ngoài ra, có thể được phân loại theo tên gọi như: Orange Red (Đỏ cam); Chili Red (Đỏ ớt); hay Blood Red (đỏ máu), v.v...

Tuy nhiên, việc phân loại này chỉ có thể thực hiện được khi cá đã sang tuổi trưởng thành hoặc khi thu hoạch cá con và chủ trại cá biết rõ nguồn gốc của cá giống bố mẹ. Toàn bộ cá con đều được xếp chung thành một loại là SuperRed. Grade 1 Red thường được mua với giá cao hơn và nhu cầu mua cũng cao do nguồn cung cấp hạn chế.

Kim Long Quá Bối (Cross Back Golden or Malaysian Golden)




Các đặc điểm của Kim Long Quá Bối cũng gần giống như Kim Long Hồng Vỹ (RTG), nhưng nó có hàng vảy màu vàng óng ánh và chói sáng và hàng vảy vàng này leo qua lưng phủ đi lớp màu xanh đen đậm của KLHV. Điểm này giúp cho toàn thân Kim Long Quá Bối trở nên vàng rực. Ngoài ra, màu vàng chói cũng leo lên tận hàng vảy thứ sáu và là hàng vảy cao nhất trên lưng cá.

Kim Long Quá Bối cũng được phân loại nhỏ hơn thành các loại nền Xanh (Blue-Based); nền Tím (Purple-Based); nền Vàng (Gold-Based); nền Bạc (Silver-Based) là màu lõi của nền vảy.

Kim Long Quá Bối là một loại cá đắt tiền nhất do nhu cầu rất cao mà nguồn cung lại hạn chế. Dĩ nhiên, nó đắt hơn khá nhiều so với Kim Long Hồng Vỹ. Và đôi khi, nó còn đắt hơn cả Huyết Long.
quá bối viền vàng nền xanh


Qúa bối đầu vàng





Kim Long Hồng Vỹ


Kim Long Hồng Vỹ (KLHV) có thể được chia làm 2 loại nhỏ hơn là: KLHV thường và Cao Lưng KLHV. KLHV thường sẽ có màu vàng leo lên đến hàng vảy thứ tư trong khi CL KLHV sẽ có màu vàng leo lên hàng vảy thứ năm và đôi khi có thể leo lên cả hàng vảy thứ sáu khi đã lớn.

Toàn bộ nắp vảy sẽ có màu vàng lóng lánh và không có sắc đỏ. Phần sau nắp vảy thường có màu xanh lá cây đậm, bao gồm cả phần đuôi và nửa trên của vây đuôi. Cả hai loại đều có thể xếp theo màu nền như: nền Xanh, nền Tím, nền Vàng, nền Xanh Lục và nền Bạc. Và dĩ nhiên, Cao lưng KLHV giá sẽ cao hơn KLHV.
Cao Lưng Hùng Vĩ



Huyết Long Quá Bối (Cross Back Splendour hay Tong Yang)






Huyết Long Quá Bối là một giống lai giữa Kim Long Quá Bối và Huyết Long Grade 1. Do vậy các đặc điểm và màu của Huyết Long Quá Bối sẽ là sự tổng hợp giữa Quá Bối và Huyết Long. Tùy theo xu hướng ngả về phía nào mà Huyết Quá Bối sẽ có nhiều đặc điểm của Huyết Long Grade 1 hay của Quá Bối.

Toàn bộ nắp vảy sẽ có màu vàng ánh đỏ với độ sáng cao. Cả hai loại đều có khả năng màu sáng sẽ leo lên đến hàng vảy thứ sáu khi trưởng thành. Màu nền của vảy vẫn là màu Xanh, Tím, Vàng, Xanh Lục, hay Bạc. Loại nghiêng về quá bối sẽ có vây trước và nửa trên của vây đuôi có màu xanh lục đậm, loại nghiêng về Huyết Long Grade 1 sẽ có toàn bộ đuôi có màu đỏ.

Huyết Quá Bối cũng là một loại cá có giá trị cao do là giống hiếm và nhu cầu mua cũng khá cao. Do vậy, đôi khi nó còn có giá đắt hơn cả Quá Bối và Huyết Long.

Red Tail Gold Splendour


Đây là một giống lai mới được lai tạo giữa Huyết Quá Bối với Kim Long Hồng Vỹ. Do vậy, vảy sẽ có màu vàng sáng chói và nền vảy có màu xanh dương hoặc tím.

Độ sáng của vảy và màu vảy tối thiểu sẽ lên tới hàng thứ 5 và thậm chí lên cả hàng 6 khi cá đã trưởng thành.

Huyết Long 1.5 hoặc Huyết Long 2



Dòng này có màu vảy sáng rất lạ với nền màu xanh lục/ hoặc vàng. Khi trưởng thành, toàn thân sẽ chỉ còn một màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt.

Huyết Long 1.5, cũng như Thanh Long, thường khá phổ biến ở những người mới tập chơi cá Rồng do giá cả mềm hơn so với các loại khác.

Thanh Long




Thanh Long có hàng vảy màu xanh lục & hoặc xanh lục xám và đuôi có màu xanh lục hoặc sọc xám. Đây là loại cá có giá trị rẻ nhất trong tất cả các loài cá Rồng châu Á, do màu sắc của nó thuộc loại ít hấp dẫn nhất trong các loại cá Rồng.

Kim Long Úc (Scleropages Jardini)


Có 2 giống Kim Long Úc: loại Hạt Trai Xanh lục và Hạt Trai Đỏ. Loài này cũng khá giống các loại cá rồng châu Á, ngoại trừ có các hạt trai chấm đỏ hoặc chấm xanh lục trong lòng vảy.

Kim Long Úc có 7 hàng vảy trong khi các loại cá Rồng châu Á chỉ có 5 hàng vảy ngang.

Loại cá Rồng này thường có vảy lên màu theo hình lưỡi liềm và đuôi thường có màu đen điểm nốt vàng.

Vảy thường có màu từ đồng thau cho tới màu vàng. Đây là một loài cá rồng đang có nguy cơ tuyệt chủng và được bảo vệ nghiêm ngặt.

Ngân Long (Osteoglossum Bicirrhosum)



Đây là loài cá Rồng có màu bạc toàn thân; cả vảy và đuôi đều có màu bạc. Loài này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đuôi thường rất dài và hẹp dần về cuối đuôi.

Ngân Long là một loài cá Rồng phổ biến nhất và rẻ tiền nhất trong các loại cá Rồng và có thể tìm thấy tại hầu hết các tiệm cá Rồng. Loài này không nằm trong danh sách tuyệt chủng và không cần bảo vệ.

Hắc Long (Osteoglossum Ferrarai)



Hắc Long có nguồn gốc từ Nam Mỹ và khá giống với Ngân Long. Hắc Long cũng có đuôi dài và hẹp dần ở cuối đuôi. Vảy và đuôi có màu đen với các dải trắng và vàng khi còn nhỏ. Tuy nhiên, khi lớn và trưởng thành, màu sắc sẽ từ từ chuyển sang màu xám. Đây cũng không phải là một loài cá nằm trong danh sách tuyệt chủng và cũng không cần bảo vệ.

Nguồn gốc Cá Rồng

Cá rồng là các loài cá nước ngọt sơ khai và không tiến hóa gì nhiều kể từ thời khủng long còn tồn tại trên trái đất! Họ cá rồng Osteoglossidae bao gồm hai chi là Osteoglossum (cá rồng Nam Mỹ) và Scleropages (cá rồng châu Á và châu Úc).

Cá rồng thích hợp với môi trường ấm áp, khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ từ 23 đến 30 độ C, độ pH 6-7 (6.5 là thích hợp nhất). Cấu trúc miệng của chúng cho thấy chúng là loài săn mồi tầng mặt. Cá rồng là loài cá săn mồi mạnh mẽ và rất hoạt động, chúng có khả năng phóng lên khỏi mặt nước để đớp mồi.
Cá rồng là loài ấp miệng tức là cá đực hay cái sẽ ngậm và ấp trứng đã thụ tinh vào miệng để ấp cho đến khi trứng nở thành cá con. Cá con vẫn có thể quay lại trốn trong miệng cá bố mẹ khi gặp nguy hiểm. Ở cá rồng châu Á và Nam Mỹ, cá đực làm nhiệm vụ ấp trứng, trong khi ở cá rồng châu Úc, cá cái làm nhiệm vụ này. Quá trình ấp diễn ra từ 4 đến 8 tuần tùy loài.

Chủ đề phân loại cá rồng là chủ đề khá phổ biến trên các diễn đàn cá cảnh, cả nội địa lẫn nước ngoài, tuy nhiên chúng tôi có 2 lý do chính để một lần nữa đề cập đến chúng ở đây:
– Thứ nhất: các loài cá khổng tượng châu Phi ( Heterotis niloticus) và khổng tượng Nam Mỹ (Arapaima gigas) nay được xếp vào một họ riêng – họ cá khổng tượng (Arapaimidae). Vì vậy, khi đề cập đến họ cá rồng (Osteoglossidae), chúng ta sẽ không liệt kê các loài cá khổng tượng như vẫn thường làm trước đây. Để phân biệt, chỉ cần nhớ là họ Arapaimidae không có râu như cá rồng.
– Thứ hai: kết quả nghiên cứu khoa học vào năm 2003 của nhà khoa học Pháp Pouyaud và đồng sự trên các loại cá rồng ở Indonesia đã phân lập một số loài mới so với loài duy nhất vẫn được biết đến nay là Scleropages formosus. Chúng gồm huyết long, kim long hồng vĩ và thanh long Borneo. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin này ở đây.
Chúng tôi cũng lập bản đồ chi tiết về những vùng phân bố tự nhiên của các loài cá rồng trên thế giới, hy vọng rằng chúng sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu hiểu biết về cá rồng cho cá bạn yêu thích





Cá rồng châu Á: Cá rồng châu Á là một trong những loài cá cảnh hàng đầu bởi vì danh tiếng, giá trị và vẻ đẹp tự nhiên của chúng. Được xem là có hình dạng và dáng bơi tương tự như con rồng trong truyền thuyết, người ta tin tưởng rằng cá rồng tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng, của cải và sức khỏe. Vì vậy, chúng được nuôi với mong muốn đem lại tác dụng phong thủy tích cực. Ngoài ra, màu sắc của một số loài cá rồng châu Á như huyết long và kim long quá bối cũng đẹp nhất trong họ cá rồng nói chung.

Cá rồng châu Á phân bố ở các nước trong vùng Đông Nam Á và có quan hệ họ hàng gần với cá rồng châu Úc hơn là cá rồng Nam Mỹ. Vây ngực và vây hậu môn của chúng lùi xa về phía sau tuy nhiên cá rồng châu Á chỉ có 5 hàng vảy mỗi bên thân so với 7 hàng vảy ở cá rồng châu Úc. Điều ngạc nhiên là dù rất nổi tiếng nhưng những nghiên cứu khoa học liên quan đến cá rồng châu Á lại khá ít ỏi, bằng chứng là trong một thời gian rất dài tất cả cá rồng châu Á đều được gộp chung dưới một tên khoa học là Scleropages formosus cho dù chúng có bề ngoài rất khác biệt.
Sự đa dạng về chủng loại cá rồng trên thị trường cá cảnh là một minh chứng cho điều này. Nghiên cứu của Pouyaud và đồng sự (2003) đã phân lập các loài cá rồng ở Indonesia thành những loài riêng biệt gồm huyết long (Scleropages legendrei), thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus) và kim long hồng vĩ (Scleropages aureus). Kim long quá bối và thanh long Nami vẫn được xếp chung với thanh long dưới tên Scleropages formosus cho dù chúng cũng có thể là những loài riêng biệt.

Thậm chí, trong từng loài cũng có thể có những dòng khác nhau. Về màu sắc, bên cạnh màu chủ đạo nằm ngoài viền vảy, màu ở trung tâm vảy gọi là màu nền. Ở mỗi loài lại phân ra nền xanh dương “blue-based”, nền xanh lá “green-based”, nền vàng “gold-based”, nền tím “purple-based”… Màu nền lan rộng trên mặt vảy làm màu viền hẹp lại là loại vảy bản mỏng “thin frame”, bằng ngược lại màu nền co cụm ở tâm vảy là loại vảy bản dày “thick frame”.

Về hình dáng, có dạng đuôi hình thoi “diamond shape” và dạng đuôi hình quạt “fan shape”, có dạng đầu hình muỗng “spoon head” và dạng đầu hình viên đạn “bullet head”, có dạng thân rộng và ngắn, có dạng thân dài và mảnh mai… Việc lai chéo (cross breed) các dòng cá rồng hoang dã ở một loài diễn ra khá phổ biến trong các trang trại cá cảnh ở Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Do đó, các nghiên cứu khoa học về cá rồng châu Á gặp rất nhiều khó khăn vì phải dựa vào các cá thể hoang dã vốn còn sót lại rất ít.