Sunday, May 31, 2015

Chiến kê Xám Thần

Chiến kê số 1 trong Phủ Khai Vương: Xám Thần 21 độ


Độ 1 ăn sới vườn đào nha trang hơn 2 hồ.

Độ 2 ăn gà thịnh gia lai hơn 2 hồ bao 50 triệu.

Độ 3 ăn gà lập thạch đá sới việt trì hơn 2 hồ, đối thủ hơn 1,8 lạng, hơn cao chỉ xin 10 phút.

Độ 4 ăn gà vinh cầu xây hơn 2 hồ bao 80 triệu gà lông 2 hơn cân hơn cao. đá sới vĩnh yên.

Độ 5,6 ăn sới việt trì 4 hồ.

Độ 7 ăn gà chạy kiệu buông tát nổi tiếng của anh ĐT 1 hồ 7 phút. bao 50 triệu .sau độ này xám thần được trả giá 200 triệu nhưng không bán.

Độ 8 ăn gà đại gia TC sơn tây 24 hồ.độ này vất vả nhất trong sự nghiệp.

Độ 9 ăn gà ô chân xanh phúc thọ 1 hồ 7 phút.

Độ 10 ăn gà bịp đá ở sơn tây 3 hồ.

Độ 11 ăn gà anh BQ lào cai (7 độ thông không độ nào quá 3 hồ) 4 hồ.

Độ 12 ăn gà hà nội đá hội thanh am 4 hồ.

Độ 13 ăn gà phúc thọ 4 hồ.

Độ 14 ăn gà phố nỉ 4 hồ.

Độ 15 ăn gà bắc giang 4 hồ.

Độ 16 ăn gà tía móng cái 7 hồ bao 300 triệu.sau độ này về bị soi lồng gãy cựa nghỉ mất hơn 1 tháng.

Độ 17 ăn gà ô (ô độc cô cầu bại) móng cái 5 hồ bao 200 triệu. cùng ngày xám búa tạ ăn xám vợt nổi tiếng 2 hồ 8 phút. 12 ngày sau xám búa tạ gọi trạng xám thần đá kết.

Độ 18 ăn gà xám búa tạ (xám quất đông) móng cái 7 hồ bao 300 triệu. xám búa tạ đang ăn 4 độ kết liền chân toàn ăn danh thủ c1 không con nào quá 4 hồ. xám búa tạ hơn 1 lạng, cao hơn, hơn 2 cựa, nghỉ tại chỗ. đá bằng.đội móng cái không cho xám thần lắp cựa gẫy, về mất 1 ngày ra mất 1 ngày. thế là xám thần được nghỉ đúng 10 ngày.

Độ 19 ăn gà vĩnh yên 4 hồ. sau độ này xám thần bị kén lườn.

Độ 20 ăn gà bịp vĩnh yên 9 hồ trong khi vẫn đang bị kén.

Độ 21 ăn gà tuyên quang 8 hồ. trận này đối thủ thủng 4 lỗ trên lưng. khi đá xám thần bắt đầu thay lông. đá xong độ này xám thần chính thức nghỉ thay lông 4.

Xám thần đã chính thức quy ẩn giang hồ về vui vầy bên giàn chân dài. thời đỉnh cao xám thần được trả giá 400 triệu. danh tiếng xám thần còn vang sang cả trung quốc với những trận đấu để đời ngoài đất móng cái.


Cả đời xám thần đá trèo trạng toàn gà hơn cao, hơn to. chỉ có trận đá với gà bịp vĩnh yên là mình to hơn 2 lạng nhưng đối thủ lại cao hơn.

tất cả các độ đều được gọi trạng và đá với gà kết nhất vùng, chỉ có trận đá hội thanh am là đúng kì.trận này gà hà nội trụi hết lông lưng, hỏng nội tạng.

Xám thần là con gà tải đòn vô đối,đánh thế nào cũng không chuyển,trận bị chấp sâu nhất là trận đá gà chạy kiệu của anh ĐT,hồ 1 bị chấp 1 tỷ ăn 400 triệu.hồ 2 xám thần đánh được đòn lưng chấp lại 1 và bốc.

Và điều quan trọng nhất là xám thần rất may độ,đang bắn lông cũng đá, kén lườn vẫn đá, thay lông xong chưa bắn chân cũng đá. khi xám thần đánh được đòn lưng sở trường thì hầu hết đối thủ người đen xì, mất đòn,mất lối,mất lực, có con bò ra sới,có con nằm luôn không đứng dậy được.có con đá xong 9h mà về đến 11h mới đứng được.

Đại gia ĐT đánh giá đòn xám thần độc nhất trong giới gà chọi.

Cách chọn chiến kê

Thứ nhất:Chọn giống

Là cực kỳ quan trọng, gà cũng giống như các loài động vật khác, tuy cùng loài nhưng sau lại có con chọi hay, có con lại chọi dỡ bởi vì phần lớn là do duy truyền. Bởi vậy các cụ ngày xưa khi có được một chú gà chọi hay thì để lại làm giống. Nếu bạn thật sự muốn tìm gà chọi tốt thì bạn phải nuôi chúng từ quả trứng. Có nghĩa là bạn phải tìm mua được một chú gà bố chọi thật hay sau đó mang về làm giống. Và việc chọn gà mái mẹ cũng rất quan trọng, cũng nên chọn gà mái cùng bầy với các chú gà trống chọi tốt. Sau khi được giống gà tốt thì bạn bắt đầu gây giống.



Trong một bầy thì cũng gà xấu và gà tốt bạn phải sàn lọc tiếp bằng cách nuôi riêng chúng sau đó cho chúng chọi với nhau và tuyển chọn những con chọi giỏi.

Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết sẽ làm giống gà tốt thành xấu. Việc dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.

Thứ 2: Luyện tập cho gà chọi: “Nhất khỏe nhì tài”

Gà cũng giống như người có võ, nếu không luyện tập thì làm sao có sức để ra đòn. Vì vậy không nên nuôi gà trong lồng, trong bội quá lâu, việc này giống như nhốt tù chúng làm cho cơ bắp chúng sẽ không dẻo dai, khỏe mạnh, nên khi chọi với gà khác sẽ mau đuối sức và không nhanh nhẹn.

Vài ba ngày phải cho gà chọi một lần để tập luyện cho chúng sức bền cũng như làm quen với việc chọi gà làm cho chúng sung lên khi gặp “đối thủ” của mình. Giống như đội tuyển bóng đá vậy thôi nếu bạn không chơi giao hữu mà tối ngày chỉ biết tập và tập thì sẽ chơi không hay được.

Một vài bài tập được nhiều người chơi gà chọi áp dụng là đeo chì vào chân gà, chì được dát mỏng được bọc vải mềm sau đó quấn vào chân gà. Cái này cũng giống như các vận động viên mang bao cát vào bắp chân khi luyện tập.



Thứ 3: Dinh dưỡng cho gà chọi

Gà ăn uống đầy đủ giúp chúng khỏe mạnh và giúp chúng chọi tốt, lâu mệt. Thức ăn của gà ngoài thốc, lúaa thì bạn phải cho ăn thểm các loại ngũ cốc và một số loại côn trùng như ếch nhái, thằn lằn (thạch sùn), dế, giun đất …Nếu chúng ăn được các loại thức ăn này sẽ giúp gà chọi sung hơn và khỏe hơn.

Thông thường mọi người chỉ cho ăn lúa và uống nước vậy thì làm sao có sức mà chọi, giống như bắt chúng ta ăn cơm và uống nước thôi, nếu dinh dương như vậy chỉ đủ cho chúng ta ngồi một chỗ.

Nguồn gốc của chó Becgie (GSD – German Shepherd Dog)



Nguồn gốc Becgie (GSD – German Shepherd Dog)


Trong suốt khoảng thời gian dài vừa qua, đã có rất nhiều những giả thuyết về thủy tổ của loài chó.

Nhưng gần đây nhất, thông qua quá trình tìm hiểu về sự lai tạo của các dòng chó, những nhà nghiên cứu người Đức cho biết rằng : Chó Sói chính là thủy tổ của các loài chó.
Nếu điều đó là sự thật thì chó Bergie chính là giống chó có rất nhiều nét giống như tổ phụ của chúng. Vì vậy có thể nói rằng: Lịch sử về nguồn gốc của chó Becgie đã có cách đây hàng ngàn năm về trước.

Để biết chính xác về vấn đề này, thì có lẽ chúng ta chưa thể nào khẳng định được, nhưng chúng ta đã biết một điều là: Cách đây rất lâu, vào khoảng thế kỹ thứ 16, những người chăn cừu ở Đức đã sử dụng chó để giúp họ trong việc canh giữ đàn gia súc của mình.

Những chú chó chăn cừu này chính là tổ tiên của những chú Bergie ngày nay của chúng ta. Ngoài ra, chúng ta hãy nhìn vào cái tên của chúng mà người Đức đã dùng từ ” Schäfer” có nghĩa là những người chăn cừu.

Chính vì vậy mà chó Becgie Đức chính là những chú chó chăn cừu, và cho đến ngày nay, danh từ ” Chó chăn cừu Đức” vẫn còn tiếp tục sử dụng.

Đối với những người chăn cừu ngày xưa thì hình dáng và vẽ bên ngoài của chúng thì không quan trọng lắm, nhưng điều quan trong nhất là đặc tính và tính cách thể hiện của chúng.

Điều đó có nghĩa là họ luôn luôn mong muốn có những chú chó chăn cừu phải có đầy đủ sự tự tin, mạnh bạo và lớn, đồng thời đòi hỏi phải có sức khỏe dẻo dai và bền bỉ để giúp họ có thể chăn giữ đàn cừu trong suốt ngày đêm, nhất là bảo vệ đàn gia súc trước những mối đe dọa từ những loài thú hoang dã khác.

Vào giữa thế kỹ thứ 18 đã có một số người chăn cừu bắt đầu có nhã hứng đễ lai tạo những chú chó chăn cừu của mình có hình dáng bên ngoài đẹp hơn, nhìn hài hòa hơn, đồng thời họ cũng mong muốn tìm hiểu để nâng cao hơn về sự hiểu biết về kiến thức của giống chó này.
Vào khoảng năm 1880, lần đầu tiên người ta đã nhìn thấy kỳ thi triễn lãm chó chăn cừu. Điều này đã khơi dậy niềm đam mê và yêu quý chó của một số người Đức.
Với sự quyết tâm và bản lĩnh của Đại tướng kỵ mã binh Max v. Stephanitz, ông ta đã đứng ra thành lập Hội của những người nuôi chó chăn cừu đức ” Verein fur deutsche Schäferhunde” vào năm 1899.

Stephanitz chính là ông chủ tịch đầu tiên của hội, đồng thời trong kỳ họp của hội, Ông đã đưa ra bản tiêu chuẩn đầu tiên dành cho chó chăn cừu Đức. Một năm sau đó, năm 1900 Hiệp hội được ra đời và đã lập ra bản gia phả lý lịch đầu tiên.Chú chó đầu tiên được đăng bố là ” Horand v. Grafrath” nó được công nhận là tổ phụ đầu tiên của giống chó Becgie
Hiệp hội chó chăn cừu Đức : Verein fur deutsche Schäferhunde” ( SV ) hiện nay đã có rất nhiều hội viên trên toàn thế giới. Có thể nói rằng đây là Hiệp hội lớn nhất trên thế giới.



Kể từ khi thành lập đã có khoảng trên 1.5 triệu con Becgie được đăng bố trong danh sách gia phả của Đức ( Zuchtbuch). Như vậy có thể nói rằng trong công tác truyền giống của các chú bergie, người Đức đã gặt hái được những thành quả rất đáng kể, không những tại nước sở tại của mình mà còn lan truyền khắp mọi nơi, tại các nước khác trên thế giới.
Trong mỗi thời đại, người ta đã và đang làm những công tác với mục đích gìn giữ, bảo tồn và phát triễn những đặc tính từ ngàn xưa của chó chăn cừu Đức, và chúng ta cũng không quên rằng câu nói bất hủ của tổ sư Stephanitz ” Công việc lai tạo giống chó Becgie chính là công tác tạo giống chó hữu dụng cho con người.”
Horandv Grafrath S.Z.1 (nằm dưới) và Mariv Grafrath S.Z.2 là hai con Chó Shepherd đầu tiên đăng ký ở Đức

Friday, May 29, 2015

Cách chọn cu gáy mồi

Cách chọn cu gáy mồi hay

Người chơi chim gáy lâu năm chỉ quan tâm và mong tìm ra những chú cu gáy có đặc điểm sát bổi. Chim mồi có những đăc điểm sau đây thường hay
1. Chim khi gù có tròng vàng giản ra, tròng đen nhỏ(co) lại
2. Chim khi gù dơ cánh lên( thường thì dơ 02 cánh)
3. Chim có mỏ cong như mỏ con cắt và kèm theo giọng gù cà lăm.
4. Chim có vảy giao long cả hai chân và đóng kín không hở vảy nào.
5. Chim có giọng gù rè rè, âm thấp
6. Chim có bộ lông dặm cánh nhặt, mỏng như vảy con cá Diếc và có viền sáng vàng trên từng lông dặm cánh.
7. Chim gáy có âm hậu thấp nhất ở tiếng sau cùng.(tỉ lệ nhiều cho chim giọng thổ, thổ pha đồng).
8. Con chim sa cầu nhưng biết dặm gù và vẫn không đổi thế khi chim bổi chung thế.
9. Con chim nhỏ như con cun cút (chim bị còi).
10. Chim có cườm đóng gần khít vòng cổ



11. Chim chỉ gù một hoặc hai sạt khi chim vô thế, rồi sau đó xù lông từ đầu đến gần đuôi như con nhím, đi lòng vòng chậm chạp trong lồng, đầu gục gục như là đang muốn gù nhưng không bao giờ gù nữa (Quê tôi gọi là gù gió), loại này bắt chim bỗi cở nào cũng được.
12. Chim có mỏ đinh và khi gù cái mặt nó nghiêng song song đáy lồng, có động tác như cái liềm cắt cỏ
13. Viền ngoài lông quy cánh tưu tưu, sơ xác nhìn như kiểu lông đuôi quét đất.
14. Con có hình dạng giống chim mái nhưng là chim trống nghe(chắc bổi tưởng mái)
15. Chim cu gáy có móng trắng
Ngoài ra con có một số nhận xét như sau:
chim có cánh nhạn bắt nhiêu hơn chim không có chim có đường chỉ mỏ thẳng vào mắt bắt nhiều hơn chỉ mỏ cong
chim có chân màu đỏ hồng[giong đồng]bắt nhiều hơn chim chân nâu chim có chân màu đỏ đậm hoặc nâu( giộng thổ) bắt chim nhiều hơn chân đỏ hồng.
Nguồn: Sưu tầm

Kỹ thuật nuôi chim vành khuyên

Giới thiệu và hướng dẫn cách nuôi chim vành khuyên

Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim "khoen", có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.



Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu "nhức nhối" lỗ tai có một không hai của chúng.Chỉ có ngừoi hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi.

Chim khoen có tên khoa học là "Zosteropidae", sống ở nhiều nơi trên thế giới.
Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, hai loài ở miền nam và hai loài ở miền bắc.
Cá Cảnh
Các loài chim khuyên ở miền nam

1) KHUYÊN VÀNG: người ta đặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.
2) KHUYÊN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.
Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh để gần nhau rất dễ phân biệt.

Các loài chim khuyên ở miền bắc
1) KHUYÊN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)
2) KHUYÊN XANH TRUNG QUỐC: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ...

Có điều đáng nói là hai loài chim ở miền bắc đem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn đề này trên diễn đàn rất hay thảo luận, khuyên xanh hay hơn hay khuyên vàng hay hơn)

Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.

- Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và cũng sinh đẻ vào đầu mùa mưa, khoảng tháng tý âm lịch. Ðây là mùa săn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng để chọn chim nuôi.

- Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay tại thành phố, ở những con đường có những cây cao.

Kể ra bắt được chim khuyên xanh, vất vả còn hơn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do thê mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng.
Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hơi hơn, nên ai đã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hơn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới "ngã" theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.

Nói chung thì từ trước tới nay, điều đè nặng lên tâm lý ngườii nuôi chim hót là "không dám" nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe "líu" không phải là chuyện dễ dàng gì.

Ðiều đó có đúng không?

Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng...yếu tố đó cũng đè nặng lên người mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.
Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hơn con chim sâu, chân cao hơn và đòn dài hơn.
Và như trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim.
Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục.
Một trở ngại đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những người nhiều nãm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống, con nào là mái mà thôi.

Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam đoan đúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:

Cách phân biệt vành khuyên trống mái :

- Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao.

- Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.

Có người căn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà định trống mái. Theo họ thì:

- Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.

- Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu.

Tiếng kêu của chim khuyên chỉ có "Chep! chép!".... đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.

Cách thuần hóa chim vành khuyên bổi :

Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.

Bước đầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nơi yên tĩnh, trong lồng ta phải để một cóng nhỏ đựng nước uống, một cóng đựng bột đậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ăn ở mục sau), một cóng đựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn để nhét bột đậu xanh vào(để chim ăn chuối rồi ăn lây sang bột đậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay được với thức ăn là bột đậu xanh).

Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm đậu xanh khác...Dần dần, khi chim đã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ăn được bột thì ta bớt chuối...

Xin líu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn và mau biết ăn thức ăn mới...

Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng " chip! chíp!", nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần.
Nuôi vài ba tháng, có khi đến năm sáu tháng ta mới bắt đầu nghe chim "nói chuyện", nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi.

Thức ăn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.

Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau đây:

- Cào cào non.
- Bột đậu xanh trộn trứng.
- thỉnh thoảng cho ăn thêm chuối.

Cào cào non là món ăn không thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là đủ, số cào cào này thường được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này được gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ăn.



Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:

- Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2h, vớt ra đãi vó sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Ðậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe đường cảt trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên sấy trên lửa liu riu, nhớ đảo bôt đều tay bằng cái muỗng lớn, cho đến lúc bột tơi ra.

Hoặc nếu cần, sau đó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần.
Một điều hết sức lưu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ăn các bạn nhớ chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thường, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.

Lồng chim và cách chăm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.

Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.
Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên không có gì đáng quan tâm: nước và thức ăn đầy đủ là được Cũng như đối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.

Chăm sóc vành khuyên thay lông

Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chăm sóc kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương vãi ở đấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.

Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.

Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì..."mất lửa". Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, "lửa" đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to.

Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông.

Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc...luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung ơn, thích "líu" hơn, và bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn.

Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là "rớt" luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng ðýợc coi là sự biểu dưỡng sức mạnh, để giữ gìn lãnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.

Nuôi chim khuyên người ta chịu nhất ở tiếng "líu"của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, đủ lửa, đó là thời gian đứng

Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm điệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung đàn muôn điệu của mình.
Nguồn: Sưu tầm

Cách chọn chích chòe

1. Cách chọn chim


– Nên lựa chim trống là chim có đốm lông trắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này.
Mua chim non nên chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu.

– Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp…Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp. Mua được chim con ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) hoặc Bến Sỏi (Tây Ninh) thì rất tốt vì chim vùng này siêng hót, mỏng lông, dài đòn, lông đen lông trắng rõ ràng không lem nhem như các vùng khác, đặc biệt chim xòe bản đuôi rất rộng. Lưu ý khi muốn nuôi chim non ta nên chọn chim con “đầu mùa” để nuôi, chim khỏe, ăn mạnh, mau lớn.



2. Cho ăn


– Mỗi ngày nên cho chim non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.

– Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim sẽ chết.

– Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng, tạo cho chim hoạt động – “tập thể dục” sẽ dễ tiêu hóa thức ăn, ăn nhiều và mau lớn.

Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ.

– Tuần thứ ba có thể cho chim ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Chim non là loại háu ăn nên lớn nhanh như thổi, đến tuần thứ tư chim có thể sống tự lập, ăn uống không cần phải bón, đút nữa.

3. Chim nói gió


Nói gió là chim “ba hoa chích chòe” trong miệng nho nhỏ, tự mình nghe. Lúc đó cổ họng chim phồng lên, xẹp xuống liên tục phát ra những âm thanh “có dây có nhợ”…Mới đầu chim nói gió nho nhỏ, dần dần lớn hơn, rõ hơn, dài hơn và ta đã có thể thưởng thức tài nghệ của chú chim rồi.

4. Tập tắm


– Chim đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước.

– Sang chim qua lồng tắm, mới đầu chim không chịu qua lồng tắm thì bắt chim thả qua, chim thấy lạ sẽ nhảy lung tung, ta nên để chim ở nơi yên tĩnh, trước đó trong chậu tắm (không có nước) ta để sẵn một ít sâu tươi, chim thấy sâu bò, sẵn đang đói thì xuống ăn, chờ chim ăn xong ta đuổi chim về lồng nuôi. Đuổi qua lồng tắm, dụ chim ăn sâu trong chậu tắm rồi đuổi về lông nuôi cho chim quen, đó là tập cho chim phản xạ có điều kiện và quen dần với lồng tắm. Về sau tiếp tục cho ít nước và sâu vào chậu, chim ham ăn sâu, xuống nước quen rồi thì sẽ tự tắm. Nên lưu ý không cho nước quá gối chim vì chích chòe đất là loài nhát nước, nếu đổ nhiều nước chim sợ chết chìm sẽ không tắm. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được.

– Cầu lồng tắm nên đặt ngang với cầu lồng nuôi, chim trông thấy bay qua đậu dễ dàng. Không nên thay đổi lồng tắm và chậu tắm khi chim đã quen cái cũ. Chim tắm là chim xuống nước ngâm mình đập cánh, đập đuôi, xù lông, nhún đầu vung vẩy nước văng tung toé, xong nhảy lên cầu rỉa lông là một đợt, cho chim tắm khoảng ba đợt là đủ, xong cho chim về lồng nuôi và cho phơi nắng. Phơi nắng, tắm nắng là chim đứng trên cầu rỉa lông, xuống đáy lồng duỗi cánh, duỗi đuôi, xù lông cho nắng đi vào da, lông diệt rận, mạt. Cho chim tắm nắng khoảng 20 phút thì mang vào chỗ mát, để chim khỏi “hóc nắng”, khi chim tắm ta tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, thay bố lồng….và canh chừng chó, mèo vồ chim. Khi sang lồng tắm và đuổi chim về lồng nuôi nên cẩn thận coi chừng sổng mất chim.

5. Dợt chim



– Sang đến tháng 5 dương lịch cũng bắt đầu mùa mưa, chim rũ bỏ lông “máu” để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai mầu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.

– Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lóm, không nên treo gần chim “già mùa” hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn. Chim chích chòe đất thường có giọng “tè tè”, nếu được học giọng chích chòe than sớm từ nhỏ thì sẽ mất giọng tè tè cố hữu đó.

– Đến tháng 12 dương lịch là mùa khô, chim bắt đầu “có lửa” hót sổng, chim có lửa là chim “họng đen”, lông chim ép sát, thon thả gọn gàng. Lúc này chim vào mùa kết bạn nên thường xệ cánh, xòe đuôi múa may…và chuẩn bị cho ra những lứa chim non mới…

– Chích chòe đất được nuôi trong lồng cao 32cm, đường kính đáy 23 – 25cm là phù hợp, hiện nay chỉ cần ra tiệm chim nói mua lồng chòe đất là ta sẽ có được rất nhiều lựa chọn cho con chim cưng của mình

Kỹ thuật nuôi chim chào mào

Khi mới vào việc mua một con chim để nuôi thật là khó, bởi ta không biết gì về chim rất chi là khó. Từ việc không biết thế nào là con chim hay, chim trống hay mái, xem tướng thế nào mới là một con chim chuẩn để nuôi. 


Vâng, xin thưa quý bạn là Bạch Đề sẽ xin giới thiệu những gì mình trãi qua học hỏi tự mình và rất chi là nhiều người để giúp các bạn tìm chim và nuôi thành chim thuần hay.

Ta có thể tìm chim từ tiệm bán chim, hoặc từ các bạn đi bẫy về. Từ tiệm bán chim theo mình thì, thật là khó tìm bởi giá cao hơn người bẫy bán lại. Hai là chim đẹp hầu như hiếm lắm, nếu có chim đẹp bổi/mộc thì giá lại cao hơn chim thường 2-3 lần.
Những chi tiết khi lựa chim trống đẹp hay: Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống. Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6-9 âm thanh dài, còn chim mái chi đi được 3-4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit' tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim tróng trong lưởi có chấm đen cở 3-4 chấm ở cuối lưởi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua chim trống cho nên rất dễ bị lộn (trường hợp này rất chi là hiếm, như 95/100 vậy).
Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó. Phải to khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm. Nói về mũ, mũ chim chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là: mũ lân và mũ rơm. Tuy nhiên mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ. Tuy nhiên chỉ có hai loại là mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngủ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.
Cách tập luyện chim bổi: có hai cách nuôi từ chim bổi: đó là từ chim đã đỏ tách ngoài trời, gọi là chim trời hoặc chim bổi già, gọi là già vì đã trưởng thành má đã đỏ. Chim chuyền là chim con còn chuyền cành, và chim tơ là các chú đã bay được to xác như chim đỏ tách bộ lông còn màu xám, có nơi gọi là chim má trắng. Đánh giá về hai giống này thì: chim đỏ tách nuôi lên thường thì hay hẵn sau một năm, như giọng hót chất lượng và cách đấu đá. Riêng chúng lâu dạn hơn chim chưa đỏ tách. Chim chưa đỏ tách chỉ có cái lợi là dạn lẹ mà thôi, và sau khi thay lông thì đẹp lắm do không bay nhảy vô độ. Tính độ hay của con tơ thì cở 30% là hay còn chim đã đỏ tách thì tới 80% sau mùa thay lông thì ta có thể chơi đã lắm rồi, và đặc biệt là chim đã đỏ tách với ta nuôi cở 4 tháng đổi lên thì đã thấy chúng chịu đấu với chim lạ sung tí rồi, vì nuôi ở nhà nếu có chim mồi thì nó sợ phần nào và quen với chim ở nhà, nếu các fans nuôi một cặp thì chúng cũng quen nhau từ giọng hót và quen mặt nên ít đấu nhau. Các fans mới vào nghề nuôi, như nuôi hai con bổi mới lên mình sẽ thấy ở nhà nó đấu đá và hót rất chi bình thường cho tới khi ta nhờ bạn bè mang tới một con khác. Ta sẽ nghe chúng hót như rút giọng, hót siêng nhiều hơn, có vẻ sung hơn. Đặc biệt khi treo cho hót cở nửa tiếng sau rồi kê lồng cho đấu sẽ thấy nó đấu khác lạ.
Cách nuôi chim bổi thành chim thuần mồi: bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lở tróc đầu chảy máu thì, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.
Trong thời gian nuôi cở 5 tháng đổi lên con chim phải khá dạn và hót siêng rồi. Lúc này ta nên để ý chăm nó tí, như siêng cho tắm hơn vì còn là bổi trời còn nhát lắm tuy nhiên các fans thấy cho tắm được từ ngày trước thì tốt lắm (cách cho tắm Bạch Đề sẽ xin viết sau). Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, ta nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu bắt cứ nơi nào. Tránh cho đấu với chim mồi người ta nhiều(hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều) chỉ đôi khi kê tí mà thôi, bởi kê đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thường với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Bởi rất chi là nhiều chim mồi hay mà đấu riết sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng đi, nên kê cho đấu với con ngang lứa với nó. Tôi nêu lên như thế vì cái này giúp cho độ sung của nó về sau này chớ không phải nhất thời thấy nó sung mà ta kê cho đấu đá vô độ.

Trong thời gian nuôi, nếu nó là chim dùng để bẫy sau này thì. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi ta cầm cây sao đưa tới lồng. Bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần nó sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào mà nghe giọng chim là nó hót đối lại sung lắm, và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. Khi kê cho đấu thấy độ sung của nó đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các fans vẫn có thể mang đi thử, theo tôi thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận rồi, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Cách tôi hay dùng là nuôi qua năm(một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho nó vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung chớ đi vài lần nó sẽ sung hẵn lên, hay lên thấy rõ.
Và rồi trong thời gian trôi qua, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện. Cho nên nhiều dân nuôi rành chim vẫn thích tìm lùng chim bổi nuôi lên, vì có nhiều lý do, như nó có nhiều kỷ niệm với ta, công sức ta chăm nó, có thử thách, và tràng đầy nghệ thuật khi nuôi một con chim bổi thành mồi.

Thursday, May 28, 2015

Phân loại Cá Rồng


Huyết Long Loại 1 (Grade 1 Red/ Super Red)



Nắp vảy, viền và mép vảy đều có một màu đỏ đồng nhất và tùy thuộc vào màu lõi của vảy (ví dụ: nền Đỏ, nền Vàng, nền Xanh hay nền Xanh Ngọc), ngoài ra, có thể được phân loại theo tên gọi như: Orange Red (Đỏ cam); Chili Red (Đỏ ớt); hay Blood Red (đỏ máu), v.v...

Tuy nhiên, việc phân loại này chỉ có thể thực hiện được khi cá đã sang tuổi trưởng thành hoặc khi thu hoạch cá con và chủ trại cá biết rõ nguồn gốc của cá giống bố mẹ. Toàn bộ cá con đều được xếp chung thành một loại là SuperRed. Grade 1 Red thường được mua với giá cao hơn và nhu cầu mua cũng cao do nguồn cung cấp hạn chế.

Kim Long Quá Bối (Cross Back Golden or Malaysian Golden)




Các đặc điểm của Kim Long Quá Bối cũng gần giống như Kim Long Hồng Vỹ (RTG), nhưng nó có hàng vảy màu vàng óng ánh và chói sáng và hàng vảy vàng này leo qua lưng phủ đi lớp màu xanh đen đậm của KLHV. Điểm này giúp cho toàn thân Kim Long Quá Bối trở nên vàng rực. Ngoài ra, màu vàng chói cũng leo lên tận hàng vảy thứ sáu và là hàng vảy cao nhất trên lưng cá.

Kim Long Quá Bối cũng được phân loại nhỏ hơn thành các loại nền Xanh (Blue-Based); nền Tím (Purple-Based); nền Vàng (Gold-Based); nền Bạc (Silver-Based) là màu lõi của nền vảy.

Kim Long Quá Bối là một loại cá đắt tiền nhất do nhu cầu rất cao mà nguồn cung lại hạn chế. Dĩ nhiên, nó đắt hơn khá nhiều so với Kim Long Hồng Vỹ. Và đôi khi, nó còn đắt hơn cả Huyết Long.
quá bối viền vàng nền xanh


Qúa bối đầu vàng





Kim Long Hồng Vỹ


Kim Long Hồng Vỹ (KLHV) có thể được chia làm 2 loại nhỏ hơn là: KLHV thường và Cao Lưng KLHV. KLHV thường sẽ có màu vàng leo lên đến hàng vảy thứ tư trong khi CL KLHV sẽ có màu vàng leo lên hàng vảy thứ năm và đôi khi có thể leo lên cả hàng vảy thứ sáu khi đã lớn.

Toàn bộ nắp vảy sẽ có màu vàng lóng lánh và không có sắc đỏ. Phần sau nắp vảy thường có màu xanh lá cây đậm, bao gồm cả phần đuôi và nửa trên của vây đuôi. Cả hai loại đều có thể xếp theo màu nền như: nền Xanh, nền Tím, nền Vàng, nền Xanh Lục và nền Bạc. Và dĩ nhiên, Cao lưng KLHV giá sẽ cao hơn KLHV.
Cao Lưng Hùng Vĩ



Huyết Long Quá Bối (Cross Back Splendour hay Tong Yang)






Huyết Long Quá Bối là một giống lai giữa Kim Long Quá Bối và Huyết Long Grade 1. Do vậy các đặc điểm và màu của Huyết Long Quá Bối sẽ là sự tổng hợp giữa Quá Bối và Huyết Long. Tùy theo xu hướng ngả về phía nào mà Huyết Quá Bối sẽ có nhiều đặc điểm của Huyết Long Grade 1 hay của Quá Bối.

Toàn bộ nắp vảy sẽ có màu vàng ánh đỏ với độ sáng cao. Cả hai loại đều có khả năng màu sáng sẽ leo lên đến hàng vảy thứ sáu khi trưởng thành. Màu nền của vảy vẫn là màu Xanh, Tím, Vàng, Xanh Lục, hay Bạc. Loại nghiêng về quá bối sẽ có vây trước và nửa trên của vây đuôi có màu xanh lục đậm, loại nghiêng về Huyết Long Grade 1 sẽ có toàn bộ đuôi có màu đỏ.

Huyết Quá Bối cũng là một loại cá có giá trị cao do là giống hiếm và nhu cầu mua cũng khá cao. Do vậy, đôi khi nó còn có giá đắt hơn cả Quá Bối và Huyết Long.

Red Tail Gold Splendour


Đây là một giống lai mới được lai tạo giữa Huyết Quá Bối với Kim Long Hồng Vỹ. Do vậy, vảy sẽ có màu vàng sáng chói và nền vảy có màu xanh dương hoặc tím.

Độ sáng của vảy và màu vảy tối thiểu sẽ lên tới hàng thứ 5 và thậm chí lên cả hàng 6 khi cá đã trưởng thành.

Huyết Long 1.5 hoặc Huyết Long 2



Dòng này có màu vảy sáng rất lạ với nền màu xanh lục/ hoặc vàng. Khi trưởng thành, toàn thân sẽ chỉ còn một màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt.

Huyết Long 1.5, cũng như Thanh Long, thường khá phổ biến ở những người mới tập chơi cá Rồng do giá cả mềm hơn so với các loại khác.

Thanh Long




Thanh Long có hàng vảy màu xanh lục & hoặc xanh lục xám và đuôi có màu xanh lục hoặc sọc xám. Đây là loại cá có giá trị rẻ nhất trong tất cả các loài cá Rồng châu Á, do màu sắc của nó thuộc loại ít hấp dẫn nhất trong các loại cá Rồng.

Kim Long Úc (Scleropages Jardini)


Có 2 giống Kim Long Úc: loại Hạt Trai Xanh lục và Hạt Trai Đỏ. Loài này cũng khá giống các loại cá rồng châu Á, ngoại trừ có các hạt trai chấm đỏ hoặc chấm xanh lục trong lòng vảy.

Kim Long Úc có 7 hàng vảy trong khi các loại cá Rồng châu Á chỉ có 5 hàng vảy ngang.

Loại cá Rồng này thường có vảy lên màu theo hình lưỡi liềm và đuôi thường có màu đen điểm nốt vàng.

Vảy thường có màu từ đồng thau cho tới màu vàng. Đây là một loài cá rồng đang có nguy cơ tuyệt chủng và được bảo vệ nghiêm ngặt.

Ngân Long (Osteoglossum Bicirrhosum)



Đây là loài cá Rồng có màu bạc toàn thân; cả vảy và đuôi đều có màu bạc. Loài này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đuôi thường rất dài và hẹp dần về cuối đuôi.

Ngân Long là một loài cá Rồng phổ biến nhất và rẻ tiền nhất trong các loại cá Rồng và có thể tìm thấy tại hầu hết các tiệm cá Rồng. Loài này không nằm trong danh sách tuyệt chủng và không cần bảo vệ.

Hắc Long (Osteoglossum Ferrarai)



Hắc Long có nguồn gốc từ Nam Mỹ và khá giống với Ngân Long. Hắc Long cũng có đuôi dài và hẹp dần ở cuối đuôi. Vảy và đuôi có màu đen với các dải trắng và vàng khi còn nhỏ. Tuy nhiên, khi lớn và trưởng thành, màu sắc sẽ từ từ chuyển sang màu xám. Đây cũng không phải là một loài cá nằm trong danh sách tuyệt chủng và cũng không cần bảo vệ.

Nguồn gốc Cá Rồng

Cá rồng là các loài cá nước ngọt sơ khai và không tiến hóa gì nhiều kể từ thời khủng long còn tồn tại trên trái đất! Họ cá rồng Osteoglossidae bao gồm hai chi là Osteoglossum (cá rồng Nam Mỹ) và Scleropages (cá rồng châu Á và châu Úc).

Cá rồng thích hợp với môi trường ấm áp, khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ từ 23 đến 30 độ C, độ pH 6-7 (6.5 là thích hợp nhất). Cấu trúc miệng của chúng cho thấy chúng là loài săn mồi tầng mặt. Cá rồng là loài cá săn mồi mạnh mẽ và rất hoạt động, chúng có khả năng phóng lên khỏi mặt nước để đớp mồi.
Cá rồng là loài ấp miệng tức là cá đực hay cái sẽ ngậm và ấp trứng đã thụ tinh vào miệng để ấp cho đến khi trứng nở thành cá con. Cá con vẫn có thể quay lại trốn trong miệng cá bố mẹ khi gặp nguy hiểm. Ở cá rồng châu Á và Nam Mỹ, cá đực làm nhiệm vụ ấp trứng, trong khi ở cá rồng châu Úc, cá cái làm nhiệm vụ này. Quá trình ấp diễn ra từ 4 đến 8 tuần tùy loài.

Chủ đề phân loại cá rồng là chủ đề khá phổ biến trên các diễn đàn cá cảnh, cả nội địa lẫn nước ngoài, tuy nhiên chúng tôi có 2 lý do chính để một lần nữa đề cập đến chúng ở đây:
– Thứ nhất: các loài cá khổng tượng châu Phi ( Heterotis niloticus) và khổng tượng Nam Mỹ (Arapaima gigas) nay được xếp vào một họ riêng – họ cá khổng tượng (Arapaimidae). Vì vậy, khi đề cập đến họ cá rồng (Osteoglossidae), chúng ta sẽ không liệt kê các loài cá khổng tượng như vẫn thường làm trước đây. Để phân biệt, chỉ cần nhớ là họ Arapaimidae không có râu như cá rồng.
– Thứ hai: kết quả nghiên cứu khoa học vào năm 2003 của nhà khoa học Pháp Pouyaud và đồng sự trên các loại cá rồng ở Indonesia đã phân lập một số loài mới so với loài duy nhất vẫn được biết đến nay là Scleropages formosus. Chúng gồm huyết long, kim long hồng vĩ và thanh long Borneo. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin này ở đây.
Chúng tôi cũng lập bản đồ chi tiết về những vùng phân bố tự nhiên của các loài cá rồng trên thế giới, hy vọng rằng chúng sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu hiểu biết về cá rồng cho cá bạn yêu thích





Cá rồng châu Á: Cá rồng châu Á là một trong những loài cá cảnh hàng đầu bởi vì danh tiếng, giá trị và vẻ đẹp tự nhiên của chúng. Được xem là có hình dạng và dáng bơi tương tự như con rồng trong truyền thuyết, người ta tin tưởng rằng cá rồng tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng, của cải và sức khỏe. Vì vậy, chúng được nuôi với mong muốn đem lại tác dụng phong thủy tích cực. Ngoài ra, màu sắc của một số loài cá rồng châu Á như huyết long và kim long quá bối cũng đẹp nhất trong họ cá rồng nói chung.

Cá rồng châu Á phân bố ở các nước trong vùng Đông Nam Á và có quan hệ họ hàng gần với cá rồng châu Úc hơn là cá rồng Nam Mỹ. Vây ngực và vây hậu môn của chúng lùi xa về phía sau tuy nhiên cá rồng châu Á chỉ có 5 hàng vảy mỗi bên thân so với 7 hàng vảy ở cá rồng châu Úc. Điều ngạc nhiên là dù rất nổi tiếng nhưng những nghiên cứu khoa học liên quan đến cá rồng châu Á lại khá ít ỏi, bằng chứng là trong một thời gian rất dài tất cả cá rồng châu Á đều được gộp chung dưới một tên khoa học là Scleropages formosus cho dù chúng có bề ngoài rất khác biệt.
Sự đa dạng về chủng loại cá rồng trên thị trường cá cảnh là một minh chứng cho điều này. Nghiên cứu của Pouyaud và đồng sự (2003) đã phân lập các loài cá rồng ở Indonesia thành những loài riêng biệt gồm huyết long (Scleropages legendrei), thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus) và kim long hồng vĩ (Scleropages aureus). Kim long quá bối và thanh long Nami vẫn được xếp chung với thanh long dưới tên Scleropages formosus cho dù chúng cũng có thể là những loài riêng biệt.

Thậm chí, trong từng loài cũng có thể có những dòng khác nhau. Về màu sắc, bên cạnh màu chủ đạo nằm ngoài viền vảy, màu ở trung tâm vảy gọi là màu nền. Ở mỗi loài lại phân ra nền xanh dương “blue-based”, nền xanh lá “green-based”, nền vàng “gold-based”, nền tím “purple-based”… Màu nền lan rộng trên mặt vảy làm màu viền hẹp lại là loại vảy bản mỏng “thin frame”, bằng ngược lại màu nền co cụm ở tâm vảy là loại vảy bản dày “thick frame”.

Về hình dáng, có dạng đuôi hình thoi “diamond shape” và dạng đuôi hình quạt “fan shape”, có dạng đầu hình muỗng “spoon head” và dạng đầu hình viên đạn “bullet head”, có dạng thân rộng và ngắn, có dạng thân dài và mảnh mai… Việc lai chéo (cross breed) các dòng cá rồng hoang dã ở một loài diễn ra khá phổ biến trong các trang trại cá cảnh ở Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Do đó, các nghiên cứu khoa học về cá rồng châu Á gặp rất nhiều khó khăn vì phải dựa vào các cá thể hoang dã vốn còn sót lại rất ít.

Cách chọn chim Họa Mi

Tướng họa mi thường có 3 loại tốt : loại ngũ trường, loại ngũ đoản và loại quí tướng thứ 3 là '”mình củ đậu, đuôi lá vả” . Sau đây là tướng mạo chi tiết.

Tướng mắt : với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn họa mi cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi, da mắt mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim Hoạ Mi cũng căn cứ cái mày ngài trắng này mà đặt ra.

Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, tro lợt, trắng xám... gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm rời rạc ( cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.


Xa nhãn thường có 4 loại sau đây:

1. Kim xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu vàng.

2. Thiết xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội

3. Ngân xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu trắng sáng.

4. Huy xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu tro lợt.

Nói chung, màu đáy mắt của chim HM phải là màu đậm mới tốt.

Khi lựa chim họa mi nên đến gần lồng dùng ngón trỏ nhẹ nhàng làm dấu chữ thập, hoặc vẽ hình vòng tròn một hai lần để xem phản ứng con chim nhốt trong ra sao. Nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy lung tung trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyễn theo hướng ngón tay 'vẽ bủa' của mình, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, tự tin và phản xạ nhạy bén.

CHĂM HỌA MI TRONG MÙA THAY LÔNG

Hoạ mi nuôi trong lồng con thay lông sớm, con thay muộn, con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm là bắt đầu thay, con muộn thì cuối năm.

Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổnh định hơn họa mi mộc (bổi). Viết về cách chăm chim Họa mi thay lông thì đã có rất nhiều sách đề cập đến ví dụ như sách của Việt Chương, nay tôi chỉ dám mạo muội trình bày cách chăm chim HM thay lông theo kinh nghiệm nuôi hiện tại của bản thân (tôi cũng học hỏi của nhiều người khác thôi):

* Dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông: HM sắp thay lông thì lông bắt đầu xác, quăn và nhiều con còn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô, khi đó chúng ta cần phải chăm chim cẩn thận hơn (có người thì lại ngược lại - khi chim thay lông xong mới chăm tốt, làm như thế con chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều).

* Về thức ăn thường thì các bạn nuôi HM hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3-4 lòng đỏ trứng gà/1lạng cám cò (hoặc ngô), lấy thêm lòng trắng hay không và bao nhiêu thì tuỳ các bạn nhưng đừng lấy tất nhé. Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế, tăng cường ở đây tôi chỉ lưu ý là thường xuyên và đều thôi.

* Nuôi chim HM bạn nên tập cho con chim của mình ăn mồi tươi, nếu con nào không ăn thì hôm nào rảnh rỗi bạn tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi, nó sẽ phải ăn thôi, nhớ lắp lại cóng đựng cám nhé. Không nên cho chim HM ăn sâu qui vì chim sẽ bị bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn. Về lồng trại ta nên phủ áo lồng vào một chút, để chim chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kín áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều (1 tuần trở lên hẵng dọn), tôi thấy cách này khá hay, chim thay lông rất nhanh nhưng cách này hơi khó cho các bạn nhà không được rộng vì hơi mùi một tý.

Nếu có điều kiện các bạn cho chim tắm buổi chiều làm sao để chim trước khi phủ áo lồng cho đi ngủ chim chưa khô hẳn lông, nhiều người cho là cách này làm chim yếu nhưng tôi lại nghĩ là chim HM thân nhiệt cao nên kô ảnh hưởng mấy đâu, làm như vậy chim HM tuột lông rất mau (KN từ chim nhà luôn). Chim HM thương thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới.

Nuôi HM tôi thường cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1-2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. HM khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều, nên cho chim tắm nắng. Các bạn vẫn nên chăm tốt nhé, chúc chú chim HM của các bạn có một bộ lông mới hoàn hảo và độ sung nhé.

Chiến kê tâm pháp

Quy tắc chiến kê tâm pháp

Nắm vững nguyên tắc


Hiểu biết chính là nền tảng của sự khôn ngoan. Quan sát, lắng nghe, học hỏi và sau cùng là hiểu biết, là những bước quan trọng nhất trên con đường học tập và thủ đắc bất kỳ lãnh vực nào.
Chúng đưa đường dẫn lối cho bạn.
Con đường của một sư kê không khác gì con đường của một nghệ nhân, doanh nhân hay chiến binh. Phải am hiểu mọi lãnh vực, từ khoa học, nghệ thuật cho đến thương mại.

Đừng tự động làm theo hoặc phản bác ngay những gì mà người khác làm. Mà hãy cố hiểu mục đích ở đàng sau. Vấn đề không phải là “làm thế nào” mà quan trọng là “tại sao”.

Trước tiên, hãy học hỏi cách thức của các sư phụ trong làng gà chọi để nắm vững nguyên tắc trước khi phá bỏ chúng.

Phá bỏ nguyên tắc sau khi “thủ đắc” là sáng tạo, nhưng bất nguyên tắc lúc mới nhập môn là ngu ngốc.

Không chỉ “cái gì” và “làm thế nào” mà quan trọng hơn là “tại sao”. Để học hỏi, bạn không chỉ đơn giản đọc, nhớ và làm theo, mà bạn còn phải hiểu. Rồi sau đó bạn có thể canh cải và sáng tạo.

Rất nhiều sư kê làm này nọ bởi vì họ từng chứng kiến hoặc nghe nói có người làm như vậy. Điều này rất nguy hiểm bởi vì nhiều thứ trong làng gà chọi chỉ áp dụng trong những tình huống nhất định chứ không phải trong mọi trường hợp. Bạn luôn phải giả định rằng điều mà người ta làm có thể không thích hợp trong hoàn cảnh của mình. Bằng không, bạn có thể bỏ qua điều mà đúng ra mình phải làm, chỉ vì bạn chưa thấy ai làm như vậy.

Vì vậy, điều quan trọng không phải là các sư phụ làm gì, mà tại sao họ làm như vậy. Đừng bắt chước một cách máy móc mà phải hiểu rõ nguyên nhân đàng sau.

Do đó, nếu bạn chỉ biết đến sự tồn tại của lồng dưỡng, lồng bay, lồng bới, biết phân biệt giữa hạt với viên, phân biệt vitamin với khoáng chất là chưa đủ. Bạn cần hiểu rõ mục đích và nguyên tắc đàng sau mỗi công cụ và công dụng của từng loại dưỡng chất.

Một khi hiểu được ý nghĩa đàng sau những điều mà các sư phụ làm, thì bạn có thể sáng tạo, canh cải hoặc làm theo ý tưởng của riêng mình.

Nói ngắn gọn, bạn có thể phá bỏ nguyên tắc.

Một lần nữa, nên nhớ rằng: phá bỏ nguyên tắc sau khi “thủ đắc” là sáng tạo, nhưng bất nguyên tắc trước khi “thủ đắc” là ngu ngốc.

Không ngừng học hỏi

Trong làng gà chọi, càng hiểu biết thì bạn sẽ càng thấy rằng mình vẫn cần phải học hỏi thêm.

Vấn đề lớn nhất mà ai trong làng gà cũng có thể phạm phải đó là cho rằng mình đã biết hết (Floyd Gurley, The Scientific Breeding of Gamefowl, 1992).

Sau khi nắm vững những vấn đề cơ bản, đừng ngưng việc học hỏi. Đá gà là một lãnh vực phải liên tục trau dồi.

Chân lý ở trường gà, cũng như ngoài đời, đó là một khi bạn cho rằng mình đã biết hết mọi thứ thì thực ra bạn biết rất ít. Người đó sẽ là kẻ chiến bại. Người nhận ra hiểu biết hạn chế của mình mới là kẻ thức thời. Người đó mới là kẻ chiến thắng.

Khi bạn lậm sâu vào trò này bạn sẽ thấy rằng một lời giải sẽ dẫn đến nhiều câu hỏi khác. Bởi vì trong hành trình vào thế giới của chiến kê, không có gì là tuyệt đối đúng hoặc sai.

Nếu không ngừng tìm kiếm thì bạn sẽ thu thập được nhiều kiến thức, thông tin và kinh nghiệm. Bạn sẽ học được nhiều kỹ năng, cách thức và phương pháp. Bạn không chỉ học hỏi nhiều hơn mà còn yêu thích bộ môn này hơn nữa. Bạn sẽ yêu thích những thách thức, chiến thắng và thậm chí cả sự thất bại.

Cách thưởng thức trò chơi này là tin tưởng vào bản thân, vào gà của mình. Nhưng đừng bao giờ cho mình là hay nhất. Hơn bất cứ điều gì khác, kẻ thù nguy hiểm nhất của một sư kê là chính bản ngã của anh ta.

Do vậy, đừng kính phục ai đó bởi người ta không phải lúc nào cũng đúng. Cũng đừng xem thường ai đó bởi người ta không phải lúc nào cũng sai. Hãy học những gì cần học. Bởi trong làng gà, cá nhân chỉ là một hạt cát trong sa mạc mênh mông.

Hãy tìm rồi bạn sẽ thấy

Bạn không thể tìm thấy thứ mà mình không hề biết. Hãy đảm bảo bạn biết rõ những gì mà mình tìm kiếm ở một chiến kê. Bởi vì trong trò đá gà, lựa chọn đúng là chìa khóa của thành công. Vâng, dẫu lai tạo hay thi đấu, bạn phải lựa chọn đúng. Trong lai tạo, bạn phải chọn ra những con gà giống ưu tú, cả trống lẫn mái. Cũng vậy, khi thi đấu, bạn phải tuyển chọn chiến kê có nhiều cơ hội chiến thắng. Do đó, bạn cần phải biết cách lựa chọn đúng.

Việc lựa chọn chiến kê là một vấn đề chủ quan. Nó phụ thuộc vào kinh nghiệm hay ảnh hưởng của các sư kê khác, hoặc cả hai. Một số cho rằng nó mang tính tương đối. Số khác cho rằng nó trừu tượng. Trên thực tế, không có gì là trừu tượng trong nghệ thuật tuyển chọn chiến kê. Định nghĩa về chiến kê xuất sắc là đanh thép – nó phải có xuất thân dòng dõi, chế độ chăm sóc lý tưởng, lối đá xuất sắc và đặc điểm thể chất ưu việt. Nhưng việc xác định đâu là dòng gà tốt, đâu là chế độ chăm sóc lý tưởng, đâu là lối đá xuất sắc và đâu là đặc điểm thể chất ưu việt lại mang tính tương đối.

Quan điểm về chiến kê thường phụ thuộc vào môi trường xuất thân của cá nhân, bạn bè và ảnh hưởng của họ xung quanh anh ta, đẳng cấp trường đấu nơi anh ta tham dự và thậm chí cả kinh nghiệm chinh chiến của cá nhân đó.

Với người cư ngụ nơi thành thị, nuôi gà trong lồng kẽm kích thước 1 x 1 m và có lẽ 1.2 x 2.4 m có thể là lý tưởng. Với người sống ở những vùng xa xôi, gà nội lai gà Mỹ có thể là dòng pha tốt. Với người chỉ đá sới (tupada) và đá cáp, lối đá và đặc điểm thể chất tốt nhất không hề giống với những người đá giải World Slasher Cup ở Araneta Coliseum, Candelaria Festival of Derbies ở Iloilo, và những giải trị giá hàng triệu peso khác.

Những người mới tham gia vào trò này thường chuộng loại gà hung hăng và ồ ạt. Một khi đã có nhiều kinh nghiệm, họ bắt đầu chuộng loại gà phòng thủ, trầm tĩnh, kiên nhẫn và biết chớp thời cơ.

Dẫu vậy, với mọi yếu tố và thực tế nêu trên, vẫn có những tiêu chuẩn được thực sự chấp nhận về những gì làm nên một chiến kê xuất sắc. Do đó, bạn cần biết mình tìm kiếm điều gì, rồi bạn sẽ biết tìm nó ở đâu và tìm bằng cách nào. Các sư kê bậc thầy nhận ra gà hay một khi họ nhìn thấy nó.

Phân tích thắng thua

Một trận thắng thuần túy lại hầu như vô dụng. Hãy phân tích những trận thắng như vậy thật kỹ càng. Phân tích các trận thắng cũng như thua. Luôn ghi chú cách đá của chiến kê bất chấp kết quả như thế nào.

Chiến kê của bạn có đá như mong muốn? Hay nó đá kém? Nếu vậy, có nên gắng phân tích và tin lời chuyên gia? Việc xác định những nguyên nhân khả dĩ liên quan đến trận đấu trong một bản đánh giá hậu trận mang lại tính hiệu quả và cởi mở.

Xác định xem chiến kê của bạn chiến thắng nhờ nó đá hay hoặc nó vẫn thắng dù đá dở. Nếu nó thua, hãy cố tìm hiểu lý do tại sao.

Chiến kê của bạn mà đá dở, thì dù thắng hay thua, đó vẫn là vấn đề cần quan tâm.

Một tinh thần cởi mở cho phép bạn đánh giá lối đá của gà nhà một cách khách quan; điều giúp bạn dễ dàng vượt qua thất bại nếu có. Ghi chép đầy đủ những gì mà bạn thực hiện trong quá trình dưỡng gà sẽ giúp bạn phát hiện được sai sót.

Tập trung vào các diễn biến trong những ngày sau cùng, đặc biệt là lần xổ cuối (final sparring). Đa phần, đây là giai đoạn mà vấn đề nảy sinh. Gà đem đi đá đã vượt qua vòng tuyển chọn sau cùng, vì vậy những sai sót hay trục trặc phải xuất hiện sau lần xổ cuối.

Hãy phân tích, xác định và điều chỉnh.


Tập trung vào lối đá

Một chiến thắng không thể khỏa lấp được lối đá dở. Có lẽ lần sau bạn sẽ thua. Mặt khác, dẫu đá hay cũng không thể phủ định được thất bại, nhưng nó làm dịu nỗi đau chiến bại.

Thành công trong trò đá gà được đánh giá một cách tốt nhất ở tỉ lệ thắng trận. Tỉ lệ thắng trận cao hầu như luôn đi đôi với lối đá hay và ổn định của gà nhà ở trường đấu mà bạn tham gia.

Hãy tập trung vào lối đá hay. Thành công rồi sẽ đến.

Để thực hiện điều này, bạn phải duy trì một tiêu chuẩn đáng tin cậy về chất lượng và năng lực chiến đấu của dòng gà mà mình giữ.

Tuyển chọn một cách kỹ lưỡng. Bạn đã đọc phần tuyển chọn chiến kê chất lượng ở mục trước và bạn sẽ thấy phần giải thích chi tiết ở mục sau. Hãy thủ đắc nghệ thuật tuyển chọn chiến kê và bạn sẽ thành công trong trò này.

Rồi tuân thủ chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng phù hợp. Ở đoạn sau trong bài viết này, bạn sẽ thấy phương pháp của tôi. Phương pháp của tôi chưa phải là tốt nhất nhưng chắc chắn sẽ giúp ích phần nào. Để hỗ trợ cho phương pháp, bạn cần tập hợp một nhóm cần mẫn và hiệu quả từ việc dưỡng, gắn cựa cho đến thả gà.

Hãy tìm kiếm một cách thức. Luôn áp dụng nó để đá khi mọi điều kiện đều hội tụ.

Khía cạnh tăng tiến này sẽ đưa bạn đến với thành công. Một chút từ lai tạo và chăm sóc, một chút từ dưỡng và ốp gà, một chút từ thả gà và một chút từ gắn cựa dao có thể đem lại một lợi thế đáng kể khiến cho may rủi không còn chỗ đứng.

Dẫu bạn tham gia làng gà vì lý do cơm áo, kinh doanh hay giải trí, bạn phải chịu tốn kém để lùng chiến kê xịn. Bởi dù không có gì là chắc chắn hay rõ ràng, có một lằn ranh phân biệt giữa một chuyên gia với những kẻ tầm tầm hay ăn theo.

Không nhất thiết phải hoàn hảo

Hãy nhắm đến lối đá hay, chứ không phải là sự hoàn hảo. Trong đá gà, không có ai hoàn hảo. Như đã nói, không có gì là tuyệt đối đúng hay sai trong trò này. Trừ phi, có lẽ là những thứ được cố tình sắp đặt để thay đổi kết quả trận đấu.

Việc phấn đấu cho một mục tiêu hoàn hảo hay lý tưởng, dẫu trong lai tạo hay cáp đá, chỉ tổ ngăn cản sự tiến bộ. Rất dễ để đạt mức trung bình, khó để trở nên giỏi, khó nữa để giỏi hơn, khó nhất khi muốn dẫn đầu, và bất khả khi muốn… hoàn hảo!

Vâng, bạn không nhất thiết phải nhớ hết mọi điều đúng đắn. Chỉ cần tránh không làm điều sai trái.

Chẳng hạn, thay vì tìm kiếm một chiến kê hoàn hảo, hãy để ý và loại bỏ những lỗi về lối đá trong quá trình tuyển chọn.

Tôi không tìm kiếm những chiến kê luôn bay trên đầu đối thủ; vừa chạm đất là nạp liền; và né được mọi cú đá của đối phương. Thay vào đó, tôi chỉ tìm kiếm nhược điểm. Tôi loại ngay những con móng bẹt (flat-footed), dị tật và thiếu những yếu tố đem lại sự vững chãi như thăng bằng và dáng đi. Tương tự, tôi loại những con có thói quen mổ nắm (billhold), những con di chuyển mà không đá, những con hơi khờ và hơi chậm; đại loại là vậy.

Kết quả là, các chiến kê ở RB Sugbo rất đều, không bay hoài trên không, không ở lì dưới đất, cũng không mạnh mẽ nhất. Nhưng chúng đều nhanh, khôn, đủ lanh lợi và lực đá. Một khi bạn đã thành công trong việc loại bỏ nhược điểm, bạn sẽ còn lại toàn ưu điểm.

Lai tạo là nền tảng nhưng biệt dưỡng tạo nên sự khác biệt

Nếu tuyển chọn là chìa khóa của thành công thì lai tạo là nền tảng của tuyển chọn. Khi tuyển chọn chiến kê xuất trường, những con thuộc dòng đá hay và ổn định luôn được ưu tiên.

Nguyên tắc đầu tiên trong tuyển chọn là: đừng hy sinh “ổn định” bằng “biến hóa”. Lai tạo tốt là yếu tố ổn định đối lập với lối đá vốn biến hóa.

Nếu bạn không tự lai tạo chiến kê, tốt nhất nên lấy gà từ bạn bè hay những nhà lai tạo có danh tiếng (nên phải giữ). Chất lượng bề ngoài của một chiến kê không đảm bảo dòng dõi tốt. Những gì mà bạn thấy chỉ là kiểu hình. Bạn không thể biết được kiểu gien của nó. Bởi vậy, bạn phải tin vào lời đảm bảo của nhà lai tạo. Và đảm bảo của nhà lai tạo gắn liền với danh tiếng của ông ta.

Tuy nhiên, các nhà lai tạo chiến kê nói chung đều trung thực. Bằng không, họ sẽ không thể tồn tại trong làng gà bởi mọi giao dịch đều dựa vào lòng tin.

Dẫu khó khăn đến đâu, luôn tìm kiếm dòng gà xịn. Luôn lấy chiến kê của bạn từ dòng gà chiến thắng. Dòng giống là nền tảng của một chiến kê chất lượng. Biệt dưỡng (conditioning) chỉ giúp chiến kê vốn đã chất lượng đạt phong độ tốt nhất.

Tuy nhiên, thực tế ngày nay, theo quan sát của chúng tôi, ít ra ở đẳng cấp cao nhất của trò này, mọi chiến kê đều có chất lượng tương đương nhau.

Vào những năm 1960, khi gà Mỹ (mà người Phi gọi là gà Texas) bắt đầu được nhập khẩu, chúng đã tràn ngập và hầu như quét sạch những giống gà chọi địa phương – như Bisaya hay Tagalog, Balulang hay Batangas, Bolinaos và những giống còn lại – khỏi mặt đất.

Một vài thập kỷ sau, những nhà lai tạo ở Negros, hầu hết đều là các chủ trại giàu có và có mối quan hệ với các nhà lai tạo danh tiếng ở Mỹ, tham gia và kiểm soát trò đá gà. Ai mà biết được đấy là nhờ kiến thức tuyệt vời về di truyền gà đá của họ, hay ưu thế tuyệt đối về dòng gà và chất lượng gà?

Một vài thập kỷ sau nữa, tình thế lại thay đổi. Việc nhập khẩu trở nên dễ dàng và khả dĩ, thậm chí cả với người không-giàu-lắm và sự gia tăng số lượng các chi nhánh trang trại Mỹ ở Philippines. Ngày càng nhiều tay chơi người Phi nhập các bộ tam gà giống, gồm cả trống lẫn mái. Thế hệ sau của những con gà nhập khẩu này lại đến tay họ hàng, bạn bè và người mua. Rồi có đến hàng ngàn người Phi sở hữu những chiến kê siêu hạng.

Để giờ đây, ở đẳng cấp thi đấu cao nhất, chất lượng các chiến kê hầu như là tương đương. Do vậy, một số người tập trung vào việc tìm kiếm những phương pháp biệt dưỡng siêu hạng.

Hiểu biết tường tận chiến kê của mình

“Biết mình” là câu thành ngữ cổ về chiến tranh. Trong đá gà, bạn cần phải biết tường tận về chiến kê của mình.

Sau khi tuyển chọn những chiến kê xuất sắc nhất, bước tiếp theo là bạn phải hiểu tính nết từng con.

Người và gà phải hiểu ý nhau. Người dưỡng gà giỏi luôn cố gắng tìm hiểu về chiến kê của mình. Hiểu biết về chiến kê của mình và bạn đã nắm được một nửa cơ hội thắng trận, như lời vị tướng Trung Hoa vĩ đại Tôn Vũ từng nói.

Nếu bạn chỉ biết trọng lượng chiến kê của mình thôi thì chưa đủ, điều quan trọng là bạn phải biết nó có thích được thả rông, hay nó sẽ đá tốt hơn nếu được cách ly dài ngày, chẳng hạn trong lồng hay dây cột.

Một trong những điều đầu tiên mà bạn cần kiểm tra ở chiến kê mới bắt về là mức độ trao đổi chất (metabolic rate) của nó. Bạn cần biết con gà này có dễ mập hay tăng trọng hoặc nó cần được cho ăn nhiều hơn để duy trì cân nặng hay không. Một cách để biết được mức độ trao đổi chất là xây dựng khẩu phần ăn tiêu chuẩn dành cho một nhóm cân nặng nhất định.

Hiện tại, với thành phần 50% viên thức ăn bồ câu – 50% cám gà, tôi áp dụng khẩu phần 35 gram mỗi bữa cho gà cân năng từ 1.8 đến 2 kg. Tôi có thể xác định mức độ trao đổi chất cao hay thấp của từng cá thể bằng cách theo dõi con nào mập trên mức trọng lượng chuẩn, con nào sụt dưới mức trọng lượng chuẩn và con nào vẫn duy trì trọng lượng chuẩn.

Kiến thức này rất quan trọng một khi bạn áp dụng các chế độ tiền biệt dưỡng (pre-conditioning) và biệt dưỡng (conditioning), bởi bạn sẽ biết cá thể nào cần vận động nhiều hơn và ăn ít đi hoặc ngược lại.

Biết nhịp điệu sinh học của chiến kê. Biết nó thích hợp với điều gì. Biết trọng lượng chiến kê, hình dáng thích hợp, khẩu phần thích hợp. Trên tất cả, hãy chăm sóc chiến kê của bạn với tất cả tình yêu thương. Chúng là sinh vật sống nên có thể cảm nhận và đáp lại tình yêu của bạn.

Ghi chép mỗi lần xổ gà. Từ đó bạn có thể đánh giá một cách tương đối về nhịp điệu sinh học của gà nhà. Một thí nghiệm do RB Sugbo Gamefowl Technology thực hiện, chứng tỏ rằng mỗi chiến kê đều có khoảng 2 tuần đá xung, hai tuần đá sút. Điều đó có nghĩa, chúng đạt phong độ khoảng một lần mỗi tháng.

Sau khi đạt đỉnh phong độ, chúng sẽ sa sút trong vòng hai tuần, tức hai kỳ xổ nếu bạn xổ gà hàng tuần. Rồi sau đó, chúng lại bắt đầu đá lên chân.

Điều này có thể giải thích phong độ của một chiến kê nhất định vào một giai đoạn nhất định của nguyệt kỳ. Nguyệt kỳ âm lịch kéo dài 28 ngày hay 4 tuần dương lịch.

Nhưng một số chiến kê có chu kỳ dài hơn đến 3 tuần, và hiếm có chiến kê nào đá hay một cách đều đặn mỗi tuần.

Biết rõ gà của mình và đó là con đường để chiến thắng

Đừng lệ thuộc vào may rủi

Tin tưởng vào gà của mình, tin tưởng vào bản thân nhưng đừng bao giờ tin rằng chiến kê của mình là vô địch bằng không bạn sẽ phải thất vọng và thất bại thảm hại.

Ngoài trường đấu, bạn không thể điều khiển số phận chiến kê của mình nữa. Nhưng bạn vẫn tác động phần nào lên một số yếu tố mà nó quyết định số phận của chiến kê.

Bởi hiện tại, bạn đang điều khiển thông qua chế độ chăm sóc và dinh dưỡng để gà của mình đá hay hơn, cộng thêm tất cả những kiến thức và sự khôn ngoan mà bạn học được từ các sư kê bậc thầy.

Nhưng cuối cùng, bạn cũng không thể điều khiển được kết quả của trận đấu. Và hiếm khi nào bạn gặp được đối thủ ngon ăn.

Vì vậy, hãy chấp nhận một thực tế rằng, trong một trận đấu ngang cơ, luôn tồn tại yếu tố may rủi. Miễn là bạn đừng lệ thuộc hoàn toàn vào may rủi là được.