Friday, June 26, 2015

Cá Hải Tượng

Cá Hải Tượng là loài cá nước ngọt lớn nhất hành tinh, khu vực sinh sống chủ yếu của chúng ở sông ngòi khu vực biên giới Peru.

Một vài loài trong số chúng có thể đạt đến chiều dài 6m và cân nặng hơn 2 tấn. Với chiều dài 1,5 m chúng bắt đầu xuất hiện các màu sắc lấp lánh trên vẩy.

Đây là loài cá quý hiếm cần được bảo vệ và đã được đưa vào sách đỏ thế giới



I. Thông tin chung - General information

Tên khoa học: Arapaima gigas (Schinz, 1822)

Chi tiết phân loại:

Bộ: Osteoglossiformes (bộ cá thát lát)

Họ: Arapaimidae (họ cá hải tượng)

Tên đồng danh: Sudis gigas Schinz, 1822; Sudis pirarucu Spix & Agassiz, 1829; Vastres arapaima Valenciennes, 1847 ...

Tên tiếng Việt khác: Cá Hải tượng long; Cá Voi

Nguồn gốc: Cá nhập nội không chính thức từ thập niên 90 để trưng bày ở các khu vui chơi tại TP.HCM, hiện cũng được bán lẻ rải rác ở TP.HCM và Hà Nội.

Tên tiếng Anh: Arapaima; Pirarucu

Tên tiếng Việt: Cá Hải tượng

Nguồn cá: Ngoại nhập

II. Đặc điểm sinh học - Biology

Phân bố: Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon, là loài giới hạn mua bán quốc tế (CITES II)
Chiều dài cá (cm): 250 – 450
Nhiệt độ nước (C): 25 – 29
Độ cứng nước (dH): 8 – 10
Độ pH: 6,0 – 6,5 
Tính ăn: Ăn động vật 
Hình thức sinh sản: Đẻ trứng 
Chi tiết đặc điểm sinh học:
Tầng nước ở: Mặt – giữa

Sinh sản: Cá cái đẻ khi đạt 5 tuổi và chiều dài 1,7 m. Cá đẻ trứng trên tổ cát, thụ tinh ngoài, cá bố và mẹ chăm sóc con. Hiện chưa được sản xuất giống ở Việt Nam

Đàn cá Hải tượng mới sinh sản tại ao nuôi của Việt Nam

III. Kỹ thuật nuôi - Culture technology

Thể tích bể nuôi (L): 600 (L) 
Nuôi trong hồ rong: Không
Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Chiều dài bể: 300 – 500 cm

Đàn cá Hải tượng với cân nặng 120kg/con tại Tây Ninh

Thiết kế bể: Cá cần bể rộng hay ao cảnh vì tăng trưởng nhanh và đạt kích thước rất lớn. Bể cần có nắp đậy vì cá hay nhảy. Cá cũng cần khoảng không trên mặt nước để lên thở khí trời bắt buộc sau mỗi 20 phút. Khi thở cá phát ra âm thanh khá ồn ào.

Chăm sóc: Cá chịu được môi trường nước có hàm lượng ôxy thấp.

Thức ăn: Cá ăn động vật, chủ yếu cho ăn cá con, thịt xé nhỏ, giáp xác và cả thức ăn viên.

Monday, June 22, 2015

Cách nuôi chó ROTTWEILER

Một con rottweiler nuôi ở trong nhà luôn được xem như là một món đồ chơi hấp dẫn của các em nhỏ, vì thế các em rất thích vui đùa và ẳm rottweiler con. Việc tiếp xúc của các em nhỏ với rottweiler con nảy sinh ba vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm:



- Tư thế ẳm rottweiler con của các em nhỏ là nhồi ép rất mạnh vào bụng, từ đó sẽ làm chèn ép các nội tạng trong xoang bụng vốn rất mong manh nơi rottweiler con sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, từ đó rottweiler con rất dễ bị bệnh.

- Trên rottweiler có một số loại giun sán có thể lây sang người, mà những loại giun sán này bị nhiễm vào rottweiler con từ rất sớm.

- Bản năng của rottweiler con là thích cắn xé, vì thế có thể chúng cắn vào tay chân khi các em đưa tay vào miệng rottweiler.

Để ngăn ngừa tình trạng này, với các rottweiler con nên hạn chế việc chơi đùa và ẳm bồng của các em nhỏ. Phải xổ giun định kỳ cho rottweiler mỗi năm 2–3 lần, lần đầu tiên nên cho rottweiler con uống thuốc tẩy giun lúc được một tháng tuổi. Có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Thuốc uống, có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây:

- BIAVERM : đây là loại thuốc kết hợp hai thành phần Niclosamide và Levamisole, có thể tẩy được sán dây, giun đũa, giun móc, giun tim và giun phổi.

Liều dùng:
+ Rottweiler dưới 2,5kg thể trọng: cho uống ½ viên.
+ Rottweiler từ 2,5kg – 5kg thể trọng: cho uống 01 viên.
+ Rottweiler trên 5kg thể trọng, cho uống ½ viên/2,5kg thể trọng. Lưu ý không được dùng quá 06 viên cho một rottweiler. Cho uống vào buổi sáng trước khi ăn, dùng một liều duy nhất.
+ EXOTRAN: 01 viên/5kg thể trọng, cho uống thuốc trước khi ăn. Rottweiler con rất dễ bị nhiễm giun sán nên được cho uống mỗi tháng một lần trong hai tháng đầu, Rottweiler trưởng thành mỗi năm xổ hai lần.

Ngoài ra để ngăn ngừa rottweiler cắn trẻ em, người ta có thể dùng kiềm cắt móng tay để bấm bỏ đầu nhọn của các răng nanh và phải cắt cho bằng phẳng. Nên cắt khi răng còn non, đừng để quá lớn mới cắt sẽ khó khăn hơn. Mặt khác, móng chân của chó cũng phải được theo dõi để cắt ngắn, nếu để móng chân mọc quá dài, chó sẽ bị đau bàn chân và đi lại khó khăn. Đối với rottweiler có lông dài, thỉnh thoảng phải cắt bớt lông ở vùng mắt và vùng chân cho rottweiler.



Như phần trên đã trình bày rottweiler con rất dễ bị bệnh, nhất là sau những đợt phải vận chuyển rottweiler đi xa. Cũng như giống chó khác khi du khách mang từ nơi sống bản địa thường khó nuôi, nhất là khi chó còn nhỏ.Rottweiler con bị nhiễm giun sán cũng như những mần bệnh khác rất sớm từ rottweiler bố mẹ. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn và chúng sẽ phát bệnh khi cơ thể rottweiler con bị suy yếu. Mặt khác, rottweiler con rất dễ bị stress do thay đổi môi trường sống, thay đổi về cách nuôi thả sang nuôi nhốt, thay đổi về khí hậu, do vận chuyển đi xa, do thay đổi về thức ăn, cách tắm, thay đổi cách chăm sóc…vv. Những thay đổi đột ngột này là nguyên nhân làm cho cơ thể suy yếu, từ đó mần bệnh dễ bộc phát. Để khắc phục những điều nêu trên, chúng ta cần thực hiện những điều sau:

- Tiêm ngừa các bệnh truyền nhiễm theo lịch như đã trình bày ở trên. Sau khi tiêm ngừa phải ngừng tắm chó rottweiler từ 5 -7 ngày. Sau khi vừa tiêm ngừa không được vận chuyển rottweiler đi xa, không được thiến, mổ.

- Đừng tắm nhiều cho rottweiler con vì rottweiler con chịu lạnh kém. Nếu cần tắm thì phải tắm nhanh bằng nước ấm và sau khi tắm phải sấy khô lông ngay (không được đem phơi nắng rottweiler con để khô lông). Phải dùng xà phòng và dầu tắm riêng cho rottweiler, đừng sử dụng dầu tắm của người cho rottweiler.

- Phải biết phân biệt rottweiler bệnh và rottweiler khỏe để có hướng can thiệp kịp thời.

- Đối với rottweiler con nên xay nhuyễn thức ăn để thức ăn dễ tiêu hóa. Cho rottweiler ăn đầy đủ và phải cân đối về các chất dinh dưỡng. Có nhiều người chủ đôi khi quá cưng rottweiler mà chỉ cho ăn toàn chất đạm mà thiếu đi những chất khác cũng không tốt.

- Đừng cho trẻ em ẳm bồng và nô đùa với rottweiler con quá mức sẽ làm rottweiler con mệt đưa đến giảm ăn và xáo trộn tiêu hóa.

- Trước khi muốn vận chuyển rottweiler đi xa nên cấp trước VitaminC 1 – 2 ngày để tăng sức đề kháng, giảm stress cho rottweiler.

Nguồn gốc chó Pitbull



Vào thế kỷ 19 tại vùng Staffordshire của Anh quốc việc lai tạo giống chó Bull với nhiều loại chó terrier đã tạo nên giống chó lực lưỡng, tích cực và đầy tính chiến đấu AS Bull Terrier. Được du nhập vào Mỹ, giống chó này được các nhà chọn giống đánh giá cao và quyết định chọn lọc theo hướng tăng chiều cao, cân nặng và kích thước đầu. Hiện nay chúng được công nhận như một giống chó riêng biệt, có kích thước to và lớn hơn so với người bà con ở Anh. Sau khi các cuộc đấu chó bị cấm tại Mỹ vào năm 1900, giống chó này được chia làm 2 nhóm, nhóm chó triển lãm và nhóm chiến đấu. Nhóm triển lãm được gọi là American Staffordshire, nhóm chiến đấu gọi là American Pit Bull Terrier. AS chủ yếu được sử dụng trong việc canh giữ, bảo vệ, cảnh sát, và kéo vật nặng.

Nguồn gốc xuất xứ của chó Ngao Tây Tạng

Nghe khi nghe cái tên chó chũng ta đã một phần nào hình dung ra được vùng đất gắn liền với tên của con chó đẹp này chính là vùng núi tự trị Tây Tạng thuộc Trung Cẩu nằm trên dãy núi Hymalaya lạnh giá. Nhiều năm trước kia, giống chó này cũng cho là đã bị tuyệt chủng nhưng vào khoảng giữa thế kỷ 18 thì trong chuyến đi thám hiểm đến một vùng núi trên daỹ hymalaya, 2 nhà thám hiểm người ý đã tình cờ phát hiện ra dòng chó ngao tây tạng này. Và sau chuyến đi này, chó ngao tây tạng đã trở thành một trong những món quà rất giá trị được dành tặng cho nhiều người có quyền lực trên thế giới lúc bấy giờ.


Những đặc điểm nổi bật của chó ngao tây tạng

Chúng có những đặc điểm nổi bật mà không một loài chó vào có thể lẫn được bởi vóc dáng, hình thể, bộ lông của chúng. Màu: đen, đen -nâu, đen -vàng, xám hoặc vàng. Đuôi: luôn cuộn cao trên lưng. Đầu: phẳng, không có nếp nhăn. Chó ngao tây tạng thường có thân hình rất cao lớn. Một con chó đực giống ngao tạng này cũng phải có chiều cao vào khoảng trên 71 cm, và cân nặng từ 64 đến 82 kg. Thân hình chúng to cao là thế, nhưng dáng đi của chúng rất nhanh nhẹn hoạt bát đắc biệt là sự khéo léo của đôi chân trước. Mỗi bước đi của chó ngao tây tạng, toát lên một vẻ đẹp hùng dụng oai vệ .




Chó ngao tây tạng sở hữu bộ thủ đầu rất to, chán phẳng và trên gáy có bộ bờm rất đẹp. Bờm của chó ngao tây tạng nhìn chẳng khác gì so với bơm của sư tử, chính vì thế giống chó này còn được gọi bằng một cái tên hoa mỹ khác đó là chúa tể của thảo nguyên. Chính những chú chó ngao tạng này đã giúp những người dân tây tạng bảo vệ buôn làng, bảo vệ gia xúc của họ khỏi thú dữ.
Đuôi chó ngao tây tạng luôn tốt rợp lông mọc dài và lúc nào cũng cuộn tròn trên lưng. Ngoài ra bộ lông của chó ngao tạng đặc biệt phát triển để chống chọi lại với cái thời tiết giá lạnh khắc nghiệt nhất trên dãy hylamlaya, bộ lông mọc thành 2 lớp, lớp lông bên ngoài mọc dài và thẳng, cong lớp lông bền trong mọc khá dày, nêm chặt và sát vào lớp da, chính vì thế chó Ngao tây tạng lại có thể vượt qua được thời tiết lạnh đến thế.

Tính cách của một chú chó ngao tây tạng
Nói đến chó ngao tây tang, là người ta nói ngay đến độ trung thành tuyệt đối của chúng đối với chủ nhân. Đối với chúng, luôn luôn chỉ có một chủ nhân mà thôi. Ngay cả khi chúng được nuôi trong một gia đình, thường thì chúng vẫn có thể chơi với tất cả mọi người, tuy nhiên chúng chỉ xác định rằng chỉ có 1 người mà chúng luôn tuyệt đối trung thành.
Bạn thấy một chú chó ngao tây tạng đang nô đùa rất thoải mái với những người thân của chúng, bạn có thể đến chơi cùng hay không ? Tốt nhất là bạn nên đứng ngắm nhìn chúng từ xa hay có thể chụp vài bức hình để post lên face khoe với mọi người mà thôi, chứ đừng có tiến lại gần vuốt ve chúng nhé. Tuyệt đối không ! Vì giống chó này luôn luôn đề cao cảnh giác với người lạ, chúng có thể tấn công bạn khi bạn làm phiền chúng đấy.



Một chi tiết nhỏ về loài chó này nhưng lại thể hiện được sự lỳ lợm và trung thành tuyệt đối đó là chó ngao tây tạng không bao giờ ăn thức ăn của người lạ đưa cho và nó chỉ ăn khi chủ nhân ra lệnh mà thôi. Các nhà khoa học cho rằng đây là giống chó săn tinh khôn nhất hiện nay,từng bị giới động vật học cho là đã tuyệt chủng.Loài này đã hiện hữu cách đây 5000 năm và được xem là giống chó có bộ Gen cổ xưa nhất trên thế giới.

Chó ngao tây tạng trưởng thành chậm

Chó Ngao tây tạng cũng trưởng thành rất chậm.Con cái từ 3-4 năm mới bắt đầu sinh sản,còn con đực cũng từ 3-5 năm mới bắt đầu phát dục. Và việc nuôi chó ngào sinh sản cũng không phải là chuyện đơn giản, nhưng hiện nay tại việt Nam cũng đã có rất nhiều những cá thể ngao tạng đã đươc sinh đẻ thành công. Tuy nhiên bộ lông của chúng, cũng như tính cách, độ lanh lẹn của ngao tây tạng không còn được như những chú chó Ngao được nuôi trên chính vùng đất Tây Tạng lạnh giá kia.

Gà Lông Voi

Lông voi thường có một hoặc hai cái, nằm gần nhau hoặc xa nhau, đóng ở cánh hoặc ở đuôi gà. Lông voi rất cứng, thường to bằng sợi kẽm nhỏ, dài khoảng 3 – 4 cm và xoắn lại như một cái lò xo đã giãn ra. Gà mái mà có lông voi thì rất quý, nên dân chơi gà thường giữ lại để đúc mái. Gà lông voi thuộc loại Linh kê, trăm ngàn con mới có một nhưng người ta quý gà mái có lông voi hơn gà trống có lông voi. Có 3 dạng lông voi thường gặp:

(1) Lông hơi cứng, cong, to bằng sợi kẽm nhỏ, dù bẻ cong như thế nào đi nữa thì nó cũng duỗi thẳng y như cũ (còn gọi là “lông nhím”);

(2) Lông cứng, lớn sợi, có hình dạng giống như đường zic-zac hay như sợi tóc ngứa, loại này dễ bắt gặp hơn loại thứ nhất (còn gọi là “lông thép”);

(3) Lông xoắn lại như lò xo, kéo thẳng nó và bong tay thì nó trở lại như cũ, loại này gặp cũng khá nhiều (cũng được gọi là “lông thép”).

Sách gà của tác giả Vũ Hồng Anh vẽ hình lông voi (tượng mao) có chóp nhọn như cây thông giáng sinh.

Hình minh họa gà Lông Voi:




Lông này thì gần giống lông voi nhưng không phải là lông voi.

Gà Đoản Thiệt (Lưỡi rùa)

Gà Đoản Thiệt có lưỡi ngắn hoặc bị thụt sâu vào tận bên trong. Thường thì gà này có giọng gáy nghe rất lạ tai, có con gáy không ra giọng mà chỉ nghe được tiếng rít. Một số địa phương nghe tiếng gà này gáy như tiếng cá sấu kêu nên còn gọi là gà cá sấu.

Sách gà của cụ Vương Hồng Sển viết có viết “gà này tựa như không có lưỡi, vì lưỡi còn cụt ngắn hơn gà lưỡi rùa nữa, mới xem họng gà tưởng đó là một loại với họng cá sấu là giống không lưỡi. Gà cá sấu miệng hôi thúi lắm, nhưng chính vì ẩn tướng như thế, nên “may độ” lắm, thắng nhiều trận một cách bất ngờ, nên tay chơi gà, khi biết thì ít ai dám chịu độ với gà cá sấu là vậy”.

Theo tác giả Nguyễn Tú thì “Có con gáy không ra hơi như gà bị nghẹt họng, tiếng gáy như tiếng cá sấu kêu ngoài bãi, nên còn có tên là gà cá sấu”. Còn tác giả Phan Kim Hồng Phúc nâng gà này lên hàng “thần kê” bởi sự “dai sức, đá đòn mạnh, thường ra đòn liên tục”.



Friday, June 19, 2015

Cách nuôi chó Becgie

Thức ăn là 1 yếu tố quan trọng hàng đầu với với con chó. Khẩu phần thức ăn không đúng và đủ về định lượng, chó con sẽ không kế tục được những phẩm chất tốt đẹp của bố mẹ chúng, sẽ còi xương, suy dinh dưỡng, dễ bị mắc những bệnh hiểm nghèo. Dưới đây là những thông tin mới nhất về khoa học dinh dưỡng đối với chó con mà Trung tâm Nghiên cứu chó nghiệp vụ đã thu thập được từ nhiều nguồn. Xin giới thiệu bạn đọc tham khảo và thực hiện.



I. VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM THỨC ĂN CỦA CHÓ

Khi nuôi dưỡng chó, người ta thường sử dụng thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật và các thức ăn có chứa các chất khoáng.

1. Thức ăn có nguồn gốc từ động vật.

Đó là thịt, trứng, sữa, pho mát. Các thứ này phải chiếm tỷ lệ không dưới 1/2 lượng thức ăn chung của chó.

a- Thịt:
b- Máu (huyết, tiết)
c- Lòng, mề, cổ, cánh của chim, gà. gia cầm:
d- Trứng gà, vịt:
e- Cá
f- Sữa
g- Mỡ

2. Thức ăn có nguồn gốc thực vật.

3. Các chất khoáng

NUÔI CHÓ CON

Được nuôi dưỡng 1 con chó Béc giê Đức từ nhỏ là chúng ta đang tạo 1 người bạn trung thành tuyệt đối. Tuy nhiên, đây cũng là 1 thách thức không nhỏ đòi hỏi chúng ta phải hết sức kiên trì, chịu khó và nhất là phải có kiến thức nuôi chó con. Lúc này phải coi con chó con của bạn như là 1 đứa trẻ nhỏ, và nên nhớ rằng rất nhiều phẩm chất, tố chất đặc biệt (cũng như tật xấu) của người bạn 4 chân được khởi nguồn tà đây.

Khi tách mẹ, sự thay đổi đột ngột có thể gây nên rối loạn tiêu hóa ở chó con. Khi thay đổi chế độ dịnh dưỡng, cần nhớ rằng chó con ở độ tuổi của mình rất nhạy cảm với sự thay đổi các loại thức ăn.. Vì thế trong 1 đến 2 tuần đầu, bạn cần phải cho chó con ăn theo đúng chế độ ăn uống mà người chủ cũ đã nuôi dưỡng chúng.

Thành phần thức ăn của chó con cần phải phù hợp với tuổi của chúng, cần nuôi chó con còn nhỏ theo từng suất. Lượng khẩu phần ăn của mỗi lần cần phải được tính toán sao cho chó ăn hết.; Chó con khi sinh ra không kém ăn, mà chúng kém ăn là do sự tính toán khẩu phần cho mỗi lần ăn không đúng. Bạn cần phải có kế hoạch cho chó con ăn uống theo từng ngày, từng tuần.

I.  NUÔI CHÓ DƯỚI 1 NĂM TUỔI

1. Kế hoạch nuôi chó con từ 1 đến 2 tháng tuổi.

2. Kế hoạch nuôi chó con từ 3 đến 6 tháng tuổi.

3. Kế hoạch nuôi chó con từ 6 đến 12 tháng tuổi.

II. CÁC QUY TẮC CHÍNH TRONG CHĂN NUÔI

III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH THÚ Y

CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ HUẤN LUYỆN BAN ĐẦU

I. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG BAN ĐẦU.

Nếu có thể, tốt hơn hết bạn hãy bắt chó con trực tiếp từ mẹ của nó, hoặc chó con của 1 cơ sở cung cấp chuyên nghiệp có uy tín. Sáu tuần tuổi là lúc có thể bắt chó con vì lúc đó nó đã đủ khỏe mạnh và đã được dạy ăn uống riêng khỏi mẹ nó. Tuy nhiên ddieeuf hết sức nên làm là chỉ bắt chó khi chó con đã tiêm vắc xin đa giá đủ 2 mũi, hoặc trường hợp đặc biệt mới tiêm 1 mũi nhưng đã được 15 ngày trở ra (khi về nhà sau 1 thời gian chó ổn định phải tiêm ngay mũi thứ 2). Như vậy chó con lúc này thường đã 2 tháng tuổi. Tất nhiên, lý tưởng nhất là bắt chó con ngoài 3 tháng tuổi.

Để vận chuyển chó vào mùa Đông cần dùng túi ấm hoặc giỏ có nắp, đáy được lót bằng lông thú hoặc vải mềm. Về mùa hè nên dùng giỏ nhẹ nhàng hoặc lồng xách tay, đáy có lót cỏ khô. Để chóng quen với nhà của bạn và đỡ nhớ mẹ nó, trước hết cần phải đưa miếng lót cho người chủ của chó mẹ để lau lên người chó mẹ,như vậy miếng lót đã giữ được mùi của chó mẹ. Bạn có thể kiếm lông thú cũ làm miếng lót. Để chó con đỡ nhó đàn, dưới miếng lót có thể đặt túi chườm nóng cuộn vào trong chăn. Rõ ràng túi chườm này sẽ thay thế anh em nó trong đàn chó. Nếu để nó trong phòng thì chỗ nằm của nó phải cách xa các dụng cụ sưởi và nơi có gió lùa. Chó không sợ lạnh, nhưng kẻ thù của nó là gió lùa, ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao. Nơi chó ngủ có thể ấm và làm cho chó nhớ đến 1 cái hang, nhưng cả ngày chó con phải ở chỗ sáng. Thiếu ánh mặt trời lâu sẽ ảnh hưởng nguy hại đến chó con, tạo ra những khuyết tật trong sự phát triển của chó. Không khi nào được xích chó ở 1 chỗ.