Sunday, May 31, 2015

Chiến kê Xám Thần

Chiến kê số 1 trong Phủ Khai Vương: Xám Thần 21 độ


Độ 1 ăn sới vườn đào nha trang hơn 2 hồ.

Độ 2 ăn gà thịnh gia lai hơn 2 hồ bao 50 triệu.

Độ 3 ăn gà lập thạch đá sới việt trì hơn 2 hồ, đối thủ hơn 1,8 lạng, hơn cao chỉ xin 10 phút.

Độ 4 ăn gà vinh cầu xây hơn 2 hồ bao 80 triệu gà lông 2 hơn cân hơn cao. đá sới vĩnh yên.

Độ 5,6 ăn sới việt trì 4 hồ.

Độ 7 ăn gà chạy kiệu buông tát nổi tiếng của anh ĐT 1 hồ 7 phút. bao 50 triệu .sau độ này xám thần được trả giá 200 triệu nhưng không bán.

Độ 8 ăn gà đại gia TC sơn tây 24 hồ.độ này vất vả nhất trong sự nghiệp.

Độ 9 ăn gà ô chân xanh phúc thọ 1 hồ 7 phút.

Độ 10 ăn gà bịp đá ở sơn tây 3 hồ.

Độ 11 ăn gà anh BQ lào cai (7 độ thông không độ nào quá 3 hồ) 4 hồ.

Độ 12 ăn gà hà nội đá hội thanh am 4 hồ.

Độ 13 ăn gà phúc thọ 4 hồ.

Độ 14 ăn gà phố nỉ 4 hồ.

Độ 15 ăn gà bắc giang 4 hồ.

Độ 16 ăn gà tía móng cái 7 hồ bao 300 triệu.sau độ này về bị soi lồng gãy cựa nghỉ mất hơn 1 tháng.

Độ 17 ăn gà ô (ô độc cô cầu bại) móng cái 5 hồ bao 200 triệu. cùng ngày xám búa tạ ăn xám vợt nổi tiếng 2 hồ 8 phút. 12 ngày sau xám búa tạ gọi trạng xám thần đá kết.

Độ 18 ăn gà xám búa tạ (xám quất đông) móng cái 7 hồ bao 300 triệu. xám búa tạ đang ăn 4 độ kết liền chân toàn ăn danh thủ c1 không con nào quá 4 hồ. xám búa tạ hơn 1 lạng, cao hơn, hơn 2 cựa, nghỉ tại chỗ. đá bằng.đội móng cái không cho xám thần lắp cựa gẫy, về mất 1 ngày ra mất 1 ngày. thế là xám thần được nghỉ đúng 10 ngày.

Độ 19 ăn gà vĩnh yên 4 hồ. sau độ này xám thần bị kén lườn.

Độ 20 ăn gà bịp vĩnh yên 9 hồ trong khi vẫn đang bị kén.

Độ 21 ăn gà tuyên quang 8 hồ. trận này đối thủ thủng 4 lỗ trên lưng. khi đá xám thần bắt đầu thay lông. đá xong độ này xám thần chính thức nghỉ thay lông 4.

Xám thần đã chính thức quy ẩn giang hồ về vui vầy bên giàn chân dài. thời đỉnh cao xám thần được trả giá 400 triệu. danh tiếng xám thần còn vang sang cả trung quốc với những trận đấu để đời ngoài đất móng cái.


Cả đời xám thần đá trèo trạng toàn gà hơn cao, hơn to. chỉ có trận đá với gà bịp vĩnh yên là mình to hơn 2 lạng nhưng đối thủ lại cao hơn.

tất cả các độ đều được gọi trạng và đá với gà kết nhất vùng, chỉ có trận đá hội thanh am là đúng kì.trận này gà hà nội trụi hết lông lưng, hỏng nội tạng.

Xám thần là con gà tải đòn vô đối,đánh thế nào cũng không chuyển,trận bị chấp sâu nhất là trận đá gà chạy kiệu của anh ĐT,hồ 1 bị chấp 1 tỷ ăn 400 triệu.hồ 2 xám thần đánh được đòn lưng chấp lại 1 và bốc.

Và điều quan trọng nhất là xám thần rất may độ,đang bắn lông cũng đá, kén lườn vẫn đá, thay lông xong chưa bắn chân cũng đá. khi xám thần đánh được đòn lưng sở trường thì hầu hết đối thủ người đen xì, mất đòn,mất lối,mất lực, có con bò ra sới,có con nằm luôn không đứng dậy được.có con đá xong 9h mà về đến 11h mới đứng được.

Đại gia ĐT đánh giá đòn xám thần độc nhất trong giới gà chọi.

Cách chọn chiến kê

Thứ nhất:Chọn giống

Là cực kỳ quan trọng, gà cũng giống như các loài động vật khác, tuy cùng loài nhưng sau lại có con chọi hay, có con lại chọi dỡ bởi vì phần lớn là do duy truyền. Bởi vậy các cụ ngày xưa khi có được một chú gà chọi hay thì để lại làm giống. Nếu bạn thật sự muốn tìm gà chọi tốt thì bạn phải nuôi chúng từ quả trứng. Có nghĩa là bạn phải tìm mua được một chú gà bố chọi thật hay sau đó mang về làm giống. Và việc chọn gà mái mẹ cũng rất quan trọng, cũng nên chọn gà mái cùng bầy với các chú gà trống chọi tốt. Sau khi được giống gà tốt thì bạn bắt đầu gây giống.



Trong một bầy thì cũng gà xấu và gà tốt bạn phải sàn lọc tiếp bằng cách nuôi riêng chúng sau đó cho chúng chọi với nhau và tuyển chọn những con chọi giỏi.

Cách gây giống gà cũng rất quan trọng nếu bạn không biết sẽ làm giống gà tốt thành xấu. Việc dùng gà mái và trống cùng bầy (cùng bố mẹ) cho chúng giao phối (đạp mái) thì đàn gà con sau này sẽ càng yếu, kém chất lượng do hiện tượng cận huyết. Vì vậy tuyệt đối không được dùng gà cùng bầy đàng (cùng bố mẹ)phối giống.

Thứ 2: Luyện tập cho gà chọi: “Nhất khỏe nhì tài”

Gà cũng giống như người có võ, nếu không luyện tập thì làm sao có sức để ra đòn. Vì vậy không nên nuôi gà trong lồng, trong bội quá lâu, việc này giống như nhốt tù chúng làm cho cơ bắp chúng sẽ không dẻo dai, khỏe mạnh, nên khi chọi với gà khác sẽ mau đuối sức và không nhanh nhẹn.

Vài ba ngày phải cho gà chọi một lần để tập luyện cho chúng sức bền cũng như làm quen với việc chọi gà làm cho chúng sung lên khi gặp “đối thủ” của mình. Giống như đội tuyển bóng đá vậy thôi nếu bạn không chơi giao hữu mà tối ngày chỉ biết tập và tập thì sẽ chơi không hay được.

Một vài bài tập được nhiều người chơi gà chọi áp dụng là đeo chì vào chân gà, chì được dát mỏng được bọc vải mềm sau đó quấn vào chân gà. Cái này cũng giống như các vận động viên mang bao cát vào bắp chân khi luyện tập.



Thứ 3: Dinh dưỡng cho gà chọi

Gà ăn uống đầy đủ giúp chúng khỏe mạnh và giúp chúng chọi tốt, lâu mệt. Thức ăn của gà ngoài thốc, lúaa thì bạn phải cho ăn thểm các loại ngũ cốc và một số loại côn trùng như ếch nhái, thằn lằn (thạch sùn), dế, giun đất …Nếu chúng ăn được các loại thức ăn này sẽ giúp gà chọi sung hơn và khỏe hơn.

Thông thường mọi người chỉ cho ăn lúa và uống nước vậy thì làm sao có sức mà chọi, giống như bắt chúng ta ăn cơm và uống nước thôi, nếu dinh dương như vậy chỉ đủ cho chúng ta ngồi một chỗ.

Nguồn gốc của chó Becgie (GSD – German Shepherd Dog)



Nguồn gốc Becgie (GSD – German Shepherd Dog)


Trong suốt khoảng thời gian dài vừa qua, đã có rất nhiều những giả thuyết về thủy tổ của loài chó.

Nhưng gần đây nhất, thông qua quá trình tìm hiểu về sự lai tạo của các dòng chó, những nhà nghiên cứu người Đức cho biết rằng : Chó Sói chính là thủy tổ của các loài chó.
Nếu điều đó là sự thật thì chó Bergie chính là giống chó có rất nhiều nét giống như tổ phụ của chúng. Vì vậy có thể nói rằng: Lịch sử về nguồn gốc của chó Becgie đã có cách đây hàng ngàn năm về trước.

Để biết chính xác về vấn đề này, thì có lẽ chúng ta chưa thể nào khẳng định được, nhưng chúng ta đã biết một điều là: Cách đây rất lâu, vào khoảng thế kỹ thứ 16, những người chăn cừu ở Đức đã sử dụng chó để giúp họ trong việc canh giữ đàn gia súc của mình.

Những chú chó chăn cừu này chính là tổ tiên của những chú Bergie ngày nay của chúng ta. Ngoài ra, chúng ta hãy nhìn vào cái tên của chúng mà người Đức đã dùng từ ” Schäfer” có nghĩa là những người chăn cừu.

Chính vì vậy mà chó Becgie Đức chính là những chú chó chăn cừu, và cho đến ngày nay, danh từ ” Chó chăn cừu Đức” vẫn còn tiếp tục sử dụng.

Đối với những người chăn cừu ngày xưa thì hình dáng và vẽ bên ngoài của chúng thì không quan trọng lắm, nhưng điều quan trong nhất là đặc tính và tính cách thể hiện của chúng.

Điều đó có nghĩa là họ luôn luôn mong muốn có những chú chó chăn cừu phải có đầy đủ sự tự tin, mạnh bạo và lớn, đồng thời đòi hỏi phải có sức khỏe dẻo dai và bền bỉ để giúp họ có thể chăn giữ đàn cừu trong suốt ngày đêm, nhất là bảo vệ đàn gia súc trước những mối đe dọa từ những loài thú hoang dã khác.

Vào giữa thế kỹ thứ 18 đã có một số người chăn cừu bắt đầu có nhã hứng đễ lai tạo những chú chó chăn cừu của mình có hình dáng bên ngoài đẹp hơn, nhìn hài hòa hơn, đồng thời họ cũng mong muốn tìm hiểu để nâng cao hơn về sự hiểu biết về kiến thức của giống chó này.
Vào khoảng năm 1880, lần đầu tiên người ta đã nhìn thấy kỳ thi triễn lãm chó chăn cừu. Điều này đã khơi dậy niềm đam mê và yêu quý chó của một số người Đức.
Với sự quyết tâm và bản lĩnh của Đại tướng kỵ mã binh Max v. Stephanitz, ông ta đã đứng ra thành lập Hội của những người nuôi chó chăn cừu đức ” Verein fur deutsche Schäferhunde” vào năm 1899.

Stephanitz chính là ông chủ tịch đầu tiên của hội, đồng thời trong kỳ họp của hội, Ông đã đưa ra bản tiêu chuẩn đầu tiên dành cho chó chăn cừu Đức. Một năm sau đó, năm 1900 Hiệp hội được ra đời và đã lập ra bản gia phả lý lịch đầu tiên.Chú chó đầu tiên được đăng bố là ” Horand v. Grafrath” nó được công nhận là tổ phụ đầu tiên của giống chó Becgie
Hiệp hội chó chăn cừu Đức : Verein fur deutsche Schäferhunde” ( SV ) hiện nay đã có rất nhiều hội viên trên toàn thế giới. Có thể nói rằng đây là Hiệp hội lớn nhất trên thế giới.



Kể từ khi thành lập đã có khoảng trên 1.5 triệu con Becgie được đăng bố trong danh sách gia phả của Đức ( Zuchtbuch). Như vậy có thể nói rằng trong công tác truyền giống của các chú bergie, người Đức đã gặt hái được những thành quả rất đáng kể, không những tại nước sở tại của mình mà còn lan truyền khắp mọi nơi, tại các nước khác trên thế giới.
Trong mỗi thời đại, người ta đã và đang làm những công tác với mục đích gìn giữ, bảo tồn và phát triễn những đặc tính từ ngàn xưa của chó chăn cừu Đức, và chúng ta cũng không quên rằng câu nói bất hủ của tổ sư Stephanitz ” Công việc lai tạo giống chó Becgie chính là công tác tạo giống chó hữu dụng cho con người.”
Horandv Grafrath S.Z.1 (nằm dưới) và Mariv Grafrath S.Z.2 là hai con Chó Shepherd đầu tiên đăng ký ở Đức

Friday, May 29, 2015

Cách chọn cu gáy mồi

Cách chọn cu gáy mồi hay

Người chơi chim gáy lâu năm chỉ quan tâm và mong tìm ra những chú cu gáy có đặc điểm sát bổi. Chim mồi có những đăc điểm sau đây thường hay
1. Chim khi gù có tròng vàng giản ra, tròng đen nhỏ(co) lại
2. Chim khi gù dơ cánh lên( thường thì dơ 02 cánh)
3. Chim có mỏ cong như mỏ con cắt và kèm theo giọng gù cà lăm.
4. Chim có vảy giao long cả hai chân và đóng kín không hở vảy nào.
5. Chim có giọng gù rè rè, âm thấp
6. Chim có bộ lông dặm cánh nhặt, mỏng như vảy con cá Diếc và có viền sáng vàng trên từng lông dặm cánh.
7. Chim gáy có âm hậu thấp nhất ở tiếng sau cùng.(tỉ lệ nhiều cho chim giọng thổ, thổ pha đồng).
8. Con chim sa cầu nhưng biết dặm gù và vẫn không đổi thế khi chim bổi chung thế.
9. Con chim nhỏ như con cun cút (chim bị còi).
10. Chim có cườm đóng gần khít vòng cổ



11. Chim chỉ gù một hoặc hai sạt khi chim vô thế, rồi sau đó xù lông từ đầu đến gần đuôi như con nhím, đi lòng vòng chậm chạp trong lồng, đầu gục gục như là đang muốn gù nhưng không bao giờ gù nữa (Quê tôi gọi là gù gió), loại này bắt chim bỗi cở nào cũng được.
12. Chim có mỏ đinh và khi gù cái mặt nó nghiêng song song đáy lồng, có động tác như cái liềm cắt cỏ
13. Viền ngoài lông quy cánh tưu tưu, sơ xác nhìn như kiểu lông đuôi quét đất.
14. Con có hình dạng giống chim mái nhưng là chim trống nghe(chắc bổi tưởng mái)
15. Chim cu gáy có móng trắng
Ngoài ra con có một số nhận xét như sau:
chim có cánh nhạn bắt nhiêu hơn chim không có chim có đường chỉ mỏ thẳng vào mắt bắt nhiều hơn chỉ mỏ cong
chim có chân màu đỏ hồng[giong đồng]bắt nhiều hơn chim chân nâu chim có chân màu đỏ đậm hoặc nâu( giộng thổ) bắt chim nhiều hơn chân đỏ hồng.
Nguồn: Sưu tầm

Kỹ thuật nuôi chim vành khuyên

Giới thiệu và hướng dẫn cách nuôi chim vành khuyên

Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim "khoen", có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.



Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu "nhức nhối" lỗ tai có một không hai của chúng.Chỉ có ngừoi hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi.

Chim khoen có tên khoa học là "Zosteropidae", sống ở nhiều nơi trên thế giới.
Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, hai loài ở miền nam và hai loài ở miền bắc.
Cá Cảnh
Các loài chim khuyên ở miền nam

1) KHUYÊN VÀNG: người ta đặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.
2) KHUYÊN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.
Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh để gần nhau rất dễ phân biệt.

Các loài chim khuyên ở miền bắc
1) KHUYÊN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)
2) KHUYÊN XANH TRUNG QUỐC: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ...

Có điều đáng nói là hai loài chim ở miền bắc đem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn đề này trên diễn đàn rất hay thảo luận, khuyên xanh hay hơn hay khuyên vàng hay hơn)

Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.

- Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và cũng sinh đẻ vào đầu mùa mưa, khoảng tháng tý âm lịch. Ðây là mùa săn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng để chọn chim nuôi.

- Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay tại thành phố, ở những con đường có những cây cao.

Kể ra bắt được chim khuyên xanh, vất vả còn hơn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do thê mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng.
Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hơi hơn, nên ai đã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hơn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới "ngã" theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.

Nói chung thì từ trước tới nay, điều đè nặng lên tâm lý ngườii nuôi chim hót là "không dám" nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe "líu" không phải là chuyện dễ dàng gì.

Ðiều đó có đúng không?

Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng...yếu tố đó cũng đè nặng lên người mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.
Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hơn con chim sâu, chân cao hơn và đòn dài hơn.
Và như trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim.
Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục.
Một trở ngại đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những người nhiều nãm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống, con nào là mái mà thôi.

Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam đoan đúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:

Cách phân biệt vành khuyên trống mái :

- Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao.

- Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.

Có người căn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà định trống mái. Theo họ thì:

- Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.

- Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu.

Tiếng kêu của chim khuyên chỉ có "Chep! chép!".... đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.

Cách thuần hóa chim vành khuyên bổi :

Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.

Bước đầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nơi yên tĩnh, trong lồng ta phải để một cóng nhỏ đựng nước uống, một cóng đựng bột đậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ăn ở mục sau), một cóng đựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn để nhét bột đậu xanh vào(để chim ăn chuối rồi ăn lây sang bột đậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay được với thức ăn là bột đậu xanh).

Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm đậu xanh khác...Dần dần, khi chim đã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ăn được bột thì ta bớt chuối...

Xin líu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn và mau biết ăn thức ăn mới...

Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng " chip! chíp!", nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần.
Nuôi vài ba tháng, có khi đến năm sáu tháng ta mới bắt đầu nghe chim "nói chuyện", nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi.

Thức ăn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.

Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau đây:

- Cào cào non.
- Bột đậu xanh trộn trứng.
- thỉnh thoảng cho ăn thêm chuối.

Cào cào non là món ăn không thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là đủ, số cào cào này thường được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này được gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ăn.



Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:

- Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2h, vớt ra đãi vó sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Ðậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe đường cảt trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên sấy trên lửa liu riu, nhớ đảo bôt đều tay bằng cái muỗng lớn, cho đến lúc bột tơi ra.

Hoặc nếu cần, sau đó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần.
Một điều hết sức lưu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ăn các bạn nhớ chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thường, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.

Lồng chim và cách chăm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.

Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.
Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên không có gì đáng quan tâm: nước và thức ăn đầy đủ là được Cũng như đối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.

Chăm sóc vành khuyên thay lông

Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chăm sóc kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương vãi ở đấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.

Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.

Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì..."mất lửa". Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, "lửa" đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to.

Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông.

Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc...luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung ơn, thích "líu" hơn, và bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn.

Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là "rớt" luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng ðýợc coi là sự biểu dưỡng sức mạnh, để giữ gìn lãnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.

Nuôi chim khuyên người ta chịu nhất ở tiếng "líu"của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, đủ lửa, đó là thời gian đứng

Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm điệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung đàn muôn điệu của mình.
Nguồn: Sưu tầm